ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Danh họa Van Gogh trong “ống kính” của tôi
Friday, October 23, 2009 16:37
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Xem hình

Bây giờ tôi đang làm công việc chính là nhiếp ảnh thì tính hiện thực giàu sức gợi mở, nhiều chiều lên tưởng và sự ám ảnh của hình ảnh chính là những điều mà tôi muốn học từ nghệ thuật và phong cách hội họa Van Gogh. Tư duy của tôi cũng chịu ảnh hưởng mạnh từ Van Gogh đó là việc tôi luôn có sự thôi thúc trong việc ghi lại những hình ảnh mà mình nghĩ sau này sẽ biến mất.


Việt Nam đang thay đổi từng ngày, cuộc sống đơn sơn của người nông dân sẽ nhanh chóng biến mất cùng vời sự suất hiện của ngày càng nhiều công nghệ hiện đại. Nhận thức đó, thật tình cờ, đã khiến tôi nghĩ đến Van Gogh và những tác phẩm hội họa của ông.

Quê hương của Vicent Willem Van Gogh là Hà Lan. Tôi cũng đã trải qua nhiều năm tháng học tập ở đất nước này. Luận văn tốt nghiệp ngành Digital Photography của trường Europen master of art EMMA của tôi có liên quan đến danh họa Van Gogh và có lẽ, từ bao giờ tôi đã có duyên với ông mà tôi không thể biết rõ được…

Tranh Van Gogh và hình ảnh Việt Nam

Khi ngắm nhìn những bức vẽ vô cùng sinh động của họa sỹ thiên tài Van Gogh về cuộc sống của những người nông dân lao động ở Hà Lan ở thế kỷ 19, tôi cảm nhận được điều gì đó rất thân quen và gần gũi với những con người lao động ở quê hương tôi hiện nay.

vangoc_

Chân dung tự hoạ của Van Gogh

Tôi đã lưu giữ hình ảnh về cuộc sống của họ theo cách Van Gogh đã cảm nhận về những con người lao động trong thời đại của ông nhưng không phải bằng tranh như ông mà… bằng ảnh.

Xem nhiều bức họa của Van Gogh, tôi nhận thấy ông đã khắc họa cuộc sống của những người lao động bằng cách quan sát và tìm hiểu điều kiện, phong cách sống và cả các công cụ họ sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

Những người dân lao động mà Van Gogh tái hiện trong tranh, cách đây cả trăm năm, thật ngạc nhiên khi ở Việt Nam hiện nay tìm thấy những điểm tương đồng, về điều kiện sống, về phương tiện lao động và các thức sinh tồn.

Nên nhớ, Van Gogh vẽ những bức họa đặc biệt kia trong giai đoạn 1880 – 1886 và những bức hình tôi ghi lại ở Việt Nam hôm nay thuộc những năm 2000.

Trong tương lai, Việt Nam cũng có thể phát triển như đất nước Hà Lan. Còn hôm nay, cuộc sống trên quê hương mình vẫn còn đó những cách đồng quê thân thuộc đẹp như tranh với những người nông dân hiền lành chất phác…

Tôi đã quyết định về Việt Nam 1 tháng để ghi lại những hình ảnh người nông dân đang lao động ngoài cánh đồng. Khi tôi chụp xong những bức ảnh người nông dân, tôi đưa cho họ xem những bức hình mà Van Gogh đã vẽ người nông dân Hà Lan cách đây 125 năm về trước, tất cả mọi người rất ngạc nhiên về sự giống trong bức ảnh nó là phản chiếu của cuộc sống của họ hiện tại.

Khi quay lại Hà Lan, tôi đưa cho 1 số người dân xem, họ cũng ngạc nhiên khi nhìn thấy cuộc sống người nông dân lao động trong tranh Van Gogh rất gần gũi với làng quê Việt Nam bây giờ…

Trong thời gian làm đề tài “Khám phá Van Gogh ở Việt Nam” (Discovery Van Gogh in Vietnam), tôi đã học được rất nhiều từ cách suy nghĩ, tiếp cận vần đề và phong cách của Van Gogh qua từng tác phẩm của ông.

Phải nói rằng việc dùng hình ảnh để tái hiện một loại hình nghệ thuật khác không phải là mới. Hai nhà nhiếp ảnh Tom Hunter và Cindy Sherman đã từng thể hiện điều này qua các tác phẩm của họ. Điểm khác biệt khác biệt của tôi là tái hiện cả phong cách lẫn tinh thần của Van Gogh trong các bức ảnh của tôi, nó làm cho người xem hiểu hơn về cuộc sống của người dân Việt Nam hiện nay mà có thể sau một vài thập kỷ nữa sẽ không còn.

dicay_c

Đi cấy. Ảnh Ngô Xuân Phú

Tôi tin rằng sẽ rất khó có thể tìm thấy những hình này của Việt Nam ở thế kỷ sau, bởi vì cho đến hôm nay thì những hình ảnh của Van Gogh cũng đã không còn tồn tại nhiều ở Việt Nam nữa. Có lẽ Việt Nam cũng sẽ thay đổi theo xu hướng đó và tôi muốn bất cứ ai xem tranh Van Gogh và xem ảnh tôi chụp sẽ rằng quê hương mình rất đẹp với những người dân lao động cần cù, chăm chỉ.

Van Gogh và cái nhìn nhân văn

Từ lâu, trong những tác phẩm nghệ thuật của mình, tôi luôn cố gắng đi tìm kiếm những góc khuất ẩn sâu bên trong, những giá trị văn hóa truyền thống được soi chiếu trong khoảnh khắc của đời sống đương đại. Điều ấy có là do tôi chịu ảnh hưởng từ Van Gogh.

Cũng như Van Gogh, tôi cố gắng có cái nhìn nhiều chiều với không gian, thời gian mà mình đang sống. Và đối với tôi, người vẽ nên những kiệt tác Chân dung Bác sĩ Gachet, Chân dung tự họa, Hoa hướng dương, Hoa diên vĩ… như một thầy giáo tốt cho những bài học về nghệ thuật chắc chắn sẽ còn theo tôi trong quãng đường còn lại.

Điều tôi thích nhất ở Van Gogh là cái nhìn rất nhân văn về những người nông dân nghèo khó trong thời gian ông làm việc ở Belgium. Một trong những tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc nhất với tôi là bức Potato eater (Những người ăn khoai).

Đây là bức họa ra đời năm 1885. Nó có màu sắc u tối, theo phong cách diễn đạt của Frans Hals và Rembrandt, với nét bút nặng nề, mô tả cảnh gia đình gồm năm nông dân đen đủi, ngồi xung quanh một bàn ăn tồi tàn. Tôi yêu thích bức tranh này bởi nó đã khiến tôi rung động. Potato eater rất gần gũi với những bữa ăn của một số gia đình nông dân Việt Nam, đạm bạc nhưng có hơi thở của sự ấm cúng và chất chứa nhiều hy vọng cho tương lai.

nongtho

Chiều về. Ảnh Ngô Xuân Phú

Thêm một lý do khiến tôi ngưỡng mộ Van Gogh là ý trí và tình yêu với nghệ thuật của ông. Van Gogh tự học vẽ qua những người bạn và dần dần tạo ra một phong cách riêng cho mình, đó là phong cách Neo impressionism (mà người ta gọi là trường phái “Tân ấn tượng). Là người có cá tính mạnh và nội tâm sâu sắc nên Van Gogh thường sử dụng 3 màu chủ đạo là đỏ, xanh, vàng để diễn tả nội tâm.

Nhiều lúc tôi cũng đã tự hỏi điều gì khiến trannh Van Gogh được bán với giá đắt nhất thế giới? Tôi nghĩ rằng đó là do ông đã tạo dựng được một phong cách hội họa mới lạ mà sau này nhiều họa sĩ lớn đã chịu ảnh hưởng bởi phong cách của ông. Henri Matisse, Picasso là hai danh họa sau này đã cho biết rằng họ đã có sự ảnh hưởng từ phong cách hội họa của Van Gogh.

Bây giờ tôi đang làm công việc chính là nhiếp ảnh thì tính hiện thực giàu sức gợi mở, nhiều chiều lên tưởng và sự ám ảnh của hình ảnh chính là những điều mà tôi muốn học từ nghệ thuật và phong cách hội họa Van Gogh. Tư duy của tôi cũng chịu ảnh hưởng mạnh từ Van Gogh đó là việc tôi luôn có sự thôi thúc trong việc ghi lại những hình ảnh mà mình nghĩ sau này sẽ biến mất.

Tôi nghĩ rằng tôi sẽ còn tiếp tục học được nhiều điều từ ông, cũng như nhân loại sẽ còn tiếp tục khám phá về ông trong quá trình học hỏi không ngừng để đi lên…

Khi đi tìm kiếm những hình ảnh về người nông dân, những người lao động bình thường, tôi đã tới những cánh đồng vào buổi ban trưa để “chớp” được nỗi cực nhọc và ánh nắng đồ dài xuống họ. Tôi tới vào lúc chiều, trước khi hoàng hôn xuống, để bắt được ánh sáng, màu sắc “mềm mại” và u tối hơn, như màu sắc và không gian người ta vẫn thấy trong tranh Van Gogh.

Tôi cũng muốn bỏ công để tìm hiểu, trò chuyện với những người công nhân, nông dân để họ quen với sự có mặt của tôi, để từ đó tôi có thể rình chộp được những khoảnh khắc thể hiện những trạng thái khác nhau của họ cũng như những say mê mà họ dồn vào công việc. Tôi muốn chụp được những bức ảnh có hồn thì chỉ có cách đó – sống cùng để có thể hiểu rõ về người tôi sẽ ghi hình càng sâu sắc càng tốt.

Để tôn trọng tính hiện thực, tôi không chọn cách sắp đặt để chụp. Tôi yêu thích sự tự nhiên, đơn giản và nguyên gốc, vì thế những gì hiện diện trong ảnh của tôi chính là bản thân những gì đang diễn ra ngoài cuộc sống – một hiện thực như Vicent Van Gogh đã từng theo đuổi và tôn thờ.

Nhiếp ảnh gia Ngô Xuân Phú (Theo Tuần Việt Nam)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.