ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Phát hiện vòng tròn khổng lồ quanh sao Thổ
Friday, October 9, 2009 16:23
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Vòng tròn xuất hiện quanh sao Thổ lớn nhất được phát hiện bởi Kính thiên văn Spitzer của NASA.

Vòng tròn đặc biệt này có chiều cao thẳng đứng gấp 20 lần đường kính của sao Thổ, vốn lớn hơn Trái Đất 9 lần. Ngoài ra, toàn bộ dung tích của nó có sức chứa tới một tỷ hành tinh như Trái Đất.

Kích thước của vòng tròn bắt đầu từ 5,95 triệu km từ sao Thổ và trải rộng ra xa khoảng 11,91 triệu km. Với độ lớn như vậy, nhiều người sẽ thắc mắc rằng, tại sao trước đó con người không phát hiện ra. Đó là bởi vì, vòng tròn này có độ khuyếch tán vô cùng lớn và phát ra các phần tử bụi thay vì ánh sáng, chỉ hiện rõ dưới tia hồng ngoại hoặc bức xạ nhiệt mà Spitzer có thể nhìn thấy.

Vòng tròn khổng lồ quanh sao Thổ có sức chứa tới một tỷ hành tinh Trái Đất.

Trước khi khám phá này được công bố, các nhà khoa học cho rằng, sao Thổ có tất cả 7 vòng tròn chính được đặt tên từ A đến E, cộng thêm một số vòng tròn không tên yếu ớt khác.

Vòng tròn này có thể là câu trả lời cho bí ẩn của Mặt trăng Iapetus, với một mặt sáng và một mặt tối, mô hình tương tự với biểu tượng trong thuyết âm – dương của Trung Quốc. Phi hành gia Giovanni Cassini đã ghi lại hình ảnh của Mặt trăng này lần đầu tiên năm 1671. Phần tối của mặt trăng Iapetus được đặt tên Cassini Regio để tưởng niệm ông.

Phát hiện này đã giúp các nhà khoa học giải đáp bí ẩn về mặt trăng Iapetus.

Vòng tròn này quay cùng hướng với mặt trăng Phoebe, trong khi Iapetus, các vòng tròn khác và hầu hết mặt trăng còn lại quay theo hướng ngược lại. Các nhà khoa học cho rằng, vật chất từ vòng tròn ngoài di chuyển vào trong và “tấn công” Iapetus.

“Các nhà du hành vũ trụ từ lâu đã nghi ngờ về mối liên hệ giữa mặt trăng Phoebe của sao Thổ và phần vật chất tối trên Iapetus. Việc phát hiện vòng tròn mới cung cấp một bằng chứng thuyết phục về mối quan hệ này”, Douglas Hamilton, đồng tác giả bài viết đăng trên Tạp chí Tự nhiên, đến từ ĐH Maryland, cho biết.

Kính thiên văn Spitzer là một đài quan sát vũ trụ bằng tia hồng ngoại đi vào hoạt động từ năm 2003. Đặt ở vùng sâu trong vũ trụ, Spitzer quay quanh Mặt trời. Với một chiếc gương 85 cm và ba thiết bị khoa học có thể nghiên cứu các vật thể trong hệ Mặt trời cũng như những vật thể từ các khoảng cách xa của vũ trụ.

Theo Báo Đất Việt

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.