ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chân dung mở ra đại cảnh
Thursday, November 19, 2009 10:04
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong bộ tranh Ngày xưa tôi là… của Tạ Huy Long có nhiều bức vẽ người và thú hợp lại trong một cơ thể. Ðó là hổ, cá, chim, vịt, châu chấu… tất cả đều mang gương mặt người.

img142
Tác phẩm Hề chèo của Tạ Huy Long
img143
Hổ – tranh của Tạ Huy Long

Một con vật của huyền thoại là long mã, nửa rồng nửa ngựa, cũng mang gương mặt người, như vậy là ba trong một.

Không chỉ là sự nhất thể, những nhân vật này còn bộc lộ một sự lưỡng phân. Một con cá chép như bơi ra từ tranh dân gian, nhưng phần đầu đã chuyển hóa thành đầu người. Cá chép không chỉ hóa rồng như quan niệm dân gian mà đang dần dần tiếp nạp nhân tính. Một con hổ cũng mang trong nó gương mặt người và tính cách người.

Nhất thể trong một hình hài, đồng thời người xem cũng có thể hiểu đấy là nỗi băn khoăn phân thân, thậm chí là khao khát làm đa dạng, làm giàu thêm cái hữu hạn của một cá thể. Thân này ví xẻ làm đôi…

Triển lãm tranh màu nước Ngày xưa tôi là… của Tạ Huy Long diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp, phố Tràng Tiền, Hà Nội, từ 11 đến 30-11-2009. Họa sĩ Tạ Huy Long sinh năm 1974, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Anh hiện là họa sĩ vẽ bìa sách và minh họa của Nhà xuất bản Kim Đồng. Nhiều cuốn sách anh vẽ gây được ấn tượng cho người đọc, trong đó có bộ truyện tranh màu khổ lớn và khổ nhỏ Dế mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài.

Tạ Huy Long tái hiện một đời sống, một hệ thống phong tục, lọc qua một cái nhìn mang tính dân gian. Cái dân gian trong tranh của anh không mang tính thời trang hời hợt. Họa sĩ nhằm vào việc trình bày một cách hệ thống đời sống người Việt trong một lớp áo cổ kính. Mỗi bức tranh là một gương mặt: vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, võ tướng, thương gia, tráng sĩ, thôn nữ… cho đến những em bé trai bé gái giữa đồng quê.

Từ mỗi gương mặt được khắc họa, Long mở rộng không gian sang đời sống người Việt xưa, nét bút tỉ mỉ đi sâu vào từng chi tiết, thậm chí từng tiểu tiết kỹ lưỡng. Bức Quan tổng đốc chẳng hạn, đằng sau chân dung ông là một vùng trên bến dưới thuyền, những chiến thuyền rẽ sóng bảo vệ kinh thành sầm uất có cột cờ Hà Nội phía xa. Rồi chân dung Hề chèo với những tiểu phẩm Lý trưởng, mẹ đốpThầy bói nói dựa… trong một không gian tưng bừng và sống động.

Triển lãm Ngày xưa tôi là… nhất quán về ý tưởng, về đề tài và nhất quán cả ở không khí mà họa sĩ muốn tạo dựng. Toàn bộ tranh cũng nhất quán thể hiện bằng chất liệu màu nước, giàu tính trang trí. Sự nghiên cứu công phu kết hợp với tính bay bổng của tưởng tượng. Trong khi mong muốn mỗi bức tranh là một đại cảnh, Tạ Huy Long vẫn không quên khắc họa tính cách cho một nhân vật chính, đồng thời chăm lo vào từng tiểu tiết, từng cụm nhân vật làm nền.

Những bức tranh này, vì vậy, có thể xem lại nhiều lần, mỗi lần sẽ có thêm những khám phá.

Hồ Anh Thái
Theo Tuoitre

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.