ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Trả giá vì lỗi… quên
Sunday, November 22, 2009 8:19
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ngồi vào bàn ăn chưa có bát, tủ chạn ngay trước mặt anh cũng không buồn đứng lên lấy, anh gọi và chờ chị lật đật từ trên gác chạy xuống, chỉ để… lấy bát cho anh ăn.

Từ ngày lấy chồng, chị như sống một cuộc đời khác. Trong mắt chị, chỉ có chồng và con. Sáng, nếu không dỗ cho hai đứa con ăn hết bữa sáng, thì chị không thể nào rời nhà đi làm.

Một tuần 5 ngày thì 3 ngày chị đi làm muộn. Đơn giản vì “cá chuối đắm đuối vì con” quá. Cũng may nơi chị làm là cơ quan Nhà nước, lương không cao, lại toàn chị em cũng cảnh con nhỏ nên mọi người cũng thông cảm mà bỏ qua cho chị.

Chiều về, khi mọi người hãy còn yên vị, chị đã thấy “nóng ghế” lắm. Rồi thì mắt la mày lét xuống nhà xe, phóng vọt ra đường. Chị còn nghĩa vụ đi đón con ở nhà trẻ, đi chợ, nấu cơm, rồi tắm táp cho bọn nhỏ, dọn dẹp nhà cửa. Nói chung, từ lúc tan làm đến tối, chị không còn chút thời gian nào rảnh.

quenban

Người phụ nữ thường hy sinh cho gia đình mà quên mất bản thân

Lấy chồng rồi, chị cũng chỉ biết lo cho chồng. Với chị, chồng là nơi nương tựa, là cả cuộc đời còn lại của chị. Nói chung, chị sợ phải sống cô độc nên chỉ biết dốc toàn tâm cho gia đình. Chị chẳng mấy khi quan tâm chồng đi đâu, làm gì. Chỉ cần tối tối, chồng chị biết đường về ới chị và các con là được. Nhà bận rộn, nhưng chồng chị lúc nào cũng như trai tân, bảnh bao. Chị bảo, anh đã đi làm về mệt, lại là người kiếm tiền chính trong gia đình (vì thu nhập của chị không đáng là bao) nên phải để cho anh nghỉ. Còn chị, tự nguyện đứng phía sau, làm hậu phương vững chắc cho anh.

Có lẽ gia đình với chị quá to lớn, đến mức, che lấp cả mọi dấu ấn cá nhân trong chị. Chị từ bỏ mọi sở thích, thói quen. Bạn be chị cũng bảo, từ ngày chị lấy chồng, họ không còn cơ hội để trông thấy chị trên đường chứ đừng nói đến việc đàn đúm. Bản thân chị cũng vậy, gần 10 năm, chưa có một lần đặt chân đến rạp hát.

Thậm chí, cũng không mấy khi xem hết trọn bộ một bộ phim trên TV. Chỉ cần xong việc này, là chị lại nhìn ra việc khác để làm. Khi vừa rảnh, bật được chiếc tivi lên, hay đơn giản chỉ ngồi thư thái nghe bản nhạc chưa tròn điệu, thì y rằng, hết thằng anh, con em lại sà đến. Đứa này nhõng nhẽo,, đứa kia đòi chị dạy học bài.

Mà chị cũng thật lạ, ngày trước, chị xinh đẹp, giỏi giang là thế. Bây giờ, thì lộn xộn và xộc xệch. Dễ đến vài ba năm, chị mới dám mua cho mình bộ quần áo mới. Tiền chồng đưa về, chị dốc cả cho gia đình chứ không nghĩ đến việc làm đẹp cho bản thân. Khoản này, chị dành để mua áo cho con trai, váy cho con gái. Khoản kia, chị lại mua giày, quần âu cho chồng. Chị bảo, anh làm chính, nên phải ăn mặc bảnh bao khách hàng mới chiều. Số còn lại, trừ tiền sinh hoạt phí, chị cất cả vào ngân hàng để làm vốn cho gia đình. Chị chỉ thích tiêu cho chồng con. Còn chị, hễ mua sắm cái gì là lại thấy phí phạm. Chị luôn cho rằng, mình học chậm, biết ít, chỉ “đáng” thế thôi. Trong gia đình, mọi người mới là chính. Còn chị, chẳng qua chỉ là người phụ nữ, đứng đằng sau để nhìn hạnh phúc của chồng con thôi.

Thời gian đầu, trong các dịp lễ, Tết, chồng chị cũng rất tâm lý mua quà về tặng chị. Nhưng, chị gạt đi vì tiếc tiền. Chị nói, đã lấy nhau rồi, không cần phải cầu kỳ làm gì. Sinh nhật chị, chồng chị muốn đưa cả nhà và mời thêm ông bà hai bên đi ăn nhà hàng, cũng là dịp để “đổi gió” nhưng chị nhất quyết không chịu. Thay vào đó, chị muốn ra chợ, mua đồ về nấu lấy cho rẻ. Thế là suốt từ sáng sớm, chị đã phải lọ mọ ra chợ đầu mối mua đồ. Một mình chị nấu ăn cho cả chục con người nên ống thấp ống cao suốt ngày.

Tới chiều, khi cơm đã ngon ngọt thì chị cũng mệt lử. Sinh nhật chị, nhưng chị cũng chẳng kịp xỏ vào bộ cánh đẹp mắt (mà cũng làm gì có mà mặc). Thôi thì người nhà, chị cứ quần cộc, áo ba lỗ, tóc vắt ngược hình chổi xể trên đầu mà ngồi thổi nến. Người nhà cả, biết nhau hết rồi, có gì mà ngại.

Cứ như thế, dần dần, chồng chị cũng nghiễm nhiên quên luôn các dịp tặng hoa tặng quà cho chị. Anh vẫn hàng ngày đi làm, về nhà với chị nhưng dần coi chị như “người ở hạng sang”. Bất cứ việc gì, anh cũng không chịu mó tay vào làm. Thậm chí, ngồi vào bàn ăn mà chị chưa kịp dọn bát, tủ chạn lại ngay trước mặt nhưng anh cũng không buồn đứng lên lấy đồ. Thay vào đó, anh gọi và chờ chị lật đật từ trên gác chạy xuống, chỉ để lấy bát cho anh ăn. Ngay cả các con, cũng tự nhiên coi chị giống như người giúp việc không công của gia đình.

Mới đây, một tờ báo mở chuyên mục bàn luận về sự hy sinh của người phụ nữ trong gia đình. Một người phụ nữ được ca ngợi là tận tụy, cả đời hy sinh cho con. Đến khi chồng công thành danh toại thì chị vẫn chỉ là một người phụ nữ bình thường, không ai biết mặt, nhớ tên. Cũng chính chị đã chắp cánh cho các con thành đạt, đi khắp thế giới nhưng bản thân chị lại chưa một lần bước vượt ra khỏi cánh cổng gia đình để đến với những vùng đất mới.

Đọc xong câu chuyện đó, bên cạnh những ý kiến đồng tình, ca ngợi thì cũng có nhiều người cho rằng, không nên giống như người phụ nữ kia. Nhiều ý kiến phản đối cho biết: người vợ, người mẹ, người phụ nữ cũng là con người. Và đã là con người thì cũng cần phải được sống cho bản thân, được hưởng thụ, được ăn ngon, mặc đẹp, hay đơn giản là có được những phút giây thư thái mà không phải lo toan. Ai cũng chỉ có một cuộc đời và không ai có quyền lấy cuộc đời của người khác để làm bước đệm cho thăng tiến của cuộc đời mình.

Đọc diễn đàn, chị bỗng ngẫm ngợi về bản thân mình. Chị không biết, liệu mình làm như vậy có đúng không. Không ai chê trách việc hy sinh cho gia đình nhưng giá mà chị cũng biết nghĩ cho bản thân nhiều hơn một chút…
Theo ĐSGĐ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.