ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cân bằng tài chính nội – ngoại: Bên nào nặng hơn?
Tuesday, December 15, 2009 21:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Theo tiến sĩ giáo dục học Trường ĐH Sư phạm TP. HCM Võ Văn Nam, để không lệch cán cân nội – ngoại thì phải dựa trên nguyên tắc chung “đồng vợ, đồng chồng”.

Cả hai cần có sự bàn bạc, thống nhất trong việc chi tiêu cho gia đình hai bên. Dĩ nhiên, bên nào có khó khăn hơn nên được chiếu cố nhiều hơn nhưng vẫn phải được sự đồng tình của cả hai vợ chồng.

Khi mới yêu nhau, anh muốn mua sắm cho gia đình anh thế nào cũng xong, em muốn sắm sửa cho bố mẹ em thế nào anh cũng chiều. Nhưng đến khi thành vợ thành chồng rồi thì việc đối nội đối ngoại sao cho công bằng là chuyện rất đáng bàn của hầu hết các gia đình hiện nay.

Không ít gia đình tan vỡ hạnh phúc hoặc đang đứng trước bờ vực của ly hôn không phải bắt nguồn từ lý do tình yêu phai nhạt, cũng không phải vì vợ chồng mắc chứng hư tật xấu hay tệ nạn xã hội mà chỉ vì một trong hai người quá nặng gánh với gia đình nhà mình, không minh bạch tài chính và thường xuyên có những khoản chi tiêu riêng…

Khi cán cân nội – ngoại không bằng nhau

bennao
Vợ chồng chị Lâm Khanh (Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) ly hôn sau mấy lần hòa giải không thành và thời gian ly thân khá dài. Chị nói: “Vợ chồng một ngày cũng là tình là nghĩa. Giữa anh chị không có mâu thuẫn gì lớn. Chỉ là, anh quá thương cha mẹ, anh em, còn chị lại không đủ can đảm cùng anh suốt đời kéo cái rơ-moóc quá nặng ấy. Rồi còn tương lai con chị nữa…”. Chị Khánh kể lại, một tuần sau ngày cưới, chị đã ngợp trước một tệp hóa đơn chi tiêu được chồng bàn giao lại: tiền điện nước, điện thoại, tiền chợ, tiền tiêu vặt, đám cưới, đám giỗ thậm chí cả phí vệ sinh… Tất thảy đều do vợ chồng chị chi trả.

Chị bối rối, loay hoay cân đối giữa đống tiền kiếm được của hai vợ chồng với việc chi tiêu cho cả nhà và một khoản tiền tối thiểu để gửi tiết kiệm.

Rồi chị Khanh sinh con, chi tiêu nhiều hơn, trong khi mọi thành viên trong gia đình vẫn ỷ lại vào vợ chồng chị. Áp lực công việc, gia đình, con nhỏ làm chị dễ cáu bẳn, stress. Những cuộc cãi vã về tiền bạc giữa hai vợ chồng chị mỗi lúc một nhiều hơn. Công việc lại trục trặc. Chán chường, chồng chị lao vào nhậu nhẹt. Mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu, sui gia càng chồng chất, tình cảm vợ chồng theo đó ngày một sứt mẻ và cuối cùng là không thể hàn gắn.

Chưa đến nỗi phải ly hôn, nhưng con thuyền hạnh phúc của vợ chồng chị Mai Anh và anh Văn Lịch (KĐT Mỹ Đình II, Hà Nội) cũng đang chịu đựng những đợt sóng ngầm vì chuyện cư xử, hiếu lễ đối với cha mẹ đôi bên. Chị Mai Anh là con nhà khá giả ở Hà Nội trong khi anh Lịch phải nuôi 2 em ăn học. Không phải là người hay tính toán, so đo nên ngoài việc chu cấp tiền sinh hoạt hàng tháng cho gia đình chồng, nhiều lần chị Mai Anh đã làm ngơ trước việc anh Lịch trích hẳn 2 tháng lương để mua tivi, tủ lạnh cho bố mẹ.

Có lần anh Lịch chi hẳn 50 triệu đồng sửa lại nhà cho bố mẹ mà không bàn bạc gì với chị Mai Anh. Chị Mai Anh đã giận suốt một tuần liền vì mang cảm giác bị chồng xem thường, đối xử như người xa lạ.

Vẫn giữ tính ích kỷ từ nhiều năm nay, chị Minh Hạnh (Kim Giang, Hà Nội) chưa một lần lên tiếng biếu tiền, quà cáp cho bố mẹ và anh em ruột thịt bên nội ở quê Nghệ An dù hầu hết họ hàng bên nhà chồng của chị đều rất khó khăn về kinh tế. Chị không biết rằng chồng chị chính là người được tất cả mọi người dồn sức cho ăn cho học để được thành đạt ở Hà Nội, làm rạng danh cho cả họ. Vậy mà, chị tỏ vẻ khó chịu ra mặt mỗi khi có họ hàng bên chồng ra chơi.

Mỗi lần chồng chị chuẩn bị về quê hay về quê ra là y như rằng vợ chồng chị lại cãi nhau, không lớn thì nhỏ. Những cuộc cãi vã như thế giữa vợ chồng chị hàng xóm đều biết và đều hiểu rõ nguyên nhân. “Chắc là chị Hạnh lại sợ chồng đem tiền về quê cho anh em họ hàng gì đây!”. Chồng chị cũng khôg phải là người “xụp xí xụp ngầu” gì, mỗi lần muốn biếu ông bà nội tiền hay mua sắm gì cho gia đình bên nội anh đều hỏi ý kiến chị nhưng chị Hạnh đều không đồng ý. Thế là giữa vợ chồng chị đã xảy ra nhiều xô xát, có những lúc cảm tưởng như phải ly hôn ngay.

Hài hòa gia đình lớn – nhỏ

Rằm tháng 7 vừa rồi, sau giờ làm việc vợ chồng chị Lan Anh (Trần Khát Chân, Hà Nội) cùng nhau vui vẻ chuẩn bị quà cho hai bên nội – ngoại. Khi hỏi chuyện, chị Lan Anh cười nói “Chuyện này nói dễ thì không dễ, nhưng cũng không phải khó nếu vợ chồng biết hài hòa trong việc ứng xử giữa gia đình lớn và gia đình nhỏ. Có gia đình riêng thì phải biết lo toan cho vợ, chồng và con cái của mình. Nhưng không có cha mẹ thì không có mình, còn anh em như tay với chân, mình cũng phải có trách nhiệm. Vấn đề là, mọi sự đóng góp, giúp đỡ cho gia đình hai bên, vợ chồng nên cùng bàn bạc, thống nhất trên cơ sở công bằng, minh bạch, hợp lý. Ví dụ, những dịp lễ Tết, sinh nhật… quà dành cho hai bên như nhau. Những chuyện lớn khác như sửa nhà cho cha mẹ, cưới hỏi các em… thì tùy khả năng tài chính của vợ chồng mà ứng xử cho phù hợp”.

Từ khi cưới nhau, chưa một lần vợ chồng chị Thu Minh (Kim Ngưu, Hà Nội) gặp rắc rối về chuyện công bằng hai bên nội – ngoại cũng phải như nhau. Không phải muốn mua quà cho bên ngoại thì cũng phải mua quà cho bên nội, biếu bên ngoại 1 triệu đồng thì cũng phải biếu bên nội số tiền bằng như vậy hoặc ngược lại.

Điều quan trọng là, cả vợ và chồng đều biết phải cư xử sao cho đúng với cái tâm của mình, đúng với tấm lòng hiếu thảo của một người con. Ngoài chuyện vật chất, tình cảm từ sâu đáy lòng còn quan trọng hơn nhiều. “Chồng mình rất biết giữ ý. Mỗi lần về quê nội, nếu muốn biếu ai tiền, anh ấy đều nói với mình và để mình là người trực tiếp đưa. Ngược lại, mình cũng rất biết tôn trọng anh ấy. Mỗi khi về quê ngoại, mình có thói quen cùng chồng lên kế hoạch biếu quà từ trước”, chị Thu Minh chia sẻ.

Để giữ hạnh phúc và không gây thâm hụt ngân sách gia đình, vợ chồng anh Quý Dương (Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ bí quyết. Ngoài chi tiêu, hàng tháng vợ chồng anh để dành riêng ra một khoản tiền vào “Quỹ nội ngoại”. Mỗi khi mua sắm hay biếu tiền cho bên nội hoặc ngoại đều được công khai và ghi vào sổ.

Anh chị cũng đưa ra một quy định chung là, trong trường hợp cần thiết chi tiêu cho mỗi bên không được vượt quá 30% so với bên còn lại. “Chuyện tiền bạc rất tế nhị, người này không nên thường xuyên lén lút, giấu diếm người kia để gửi tiền cho bố mẹ. Khi biết được chắc gì ông bà đã vui và người này lại càng nghĩ xấu về gia đình người kia. Vợ chồng cùng tự nguyện làm chuyện đó, như nghĩa vụ của những người con”, anh Dương nói.
Theo Tư vấn Tiêu dùng

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.