ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ngưu tất
Monday, January 4, 2010 1:11
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ngưu tất là cây thuốc bắc, di thực vào nước ta từ năm 1960. Sang thập kỷ 70, cây Ngưu tất được phát triển đại trà, đáp ứng được nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu.

img162
Ngưu tất có tên khoa học là Achyranthes Bidentata Blume, thuộc họ Giền (AMARANTHACEAE).
Ở nước ta, có cây Cỏ xước mọc hoang dại, trông rất giống Ngưu tất, được các vị lương y dùng thay cho Ngưu tất với cái tên Nam Ngưu tất và có tên khoa học là Achyranthes Aspera L. cùng họ Dền (AMARANTHACEAE).
Theo lương y Lê Trần Đức (Viện Y học cổ truyền): Cỏ xước có thể dùng thay cho Ngưu tất nhưng tác dụng kém nhiều so với Ngưu tất, có lẽ cũng vì vậy mà Dược điển Việt Nam chỉ nêu cây Ngưu tất di thực mà chưa ghi Cỏ xước (hoặc Nam Ngưu tất).
Nhìn bề ngoài, Cỏ xước không xanh tốt, mượt mà như Ngưu tất vì Ngưu tất là cây trồng được chăm sóc cẩn thận hơn. Điều khác biệt rõ nhất là phiến lá Ngưu tất to hơn và tù hơn, còn lá Cỏ xước gầy và nhọn hơn. Để phân biệt nhanh chóng, khi gặp cây Cỏ xước, nhổ lên xem rễ. Rễ Cỏ xước rất nhiều rễ con, rễ cái bị gỗ hoá. Còn rễ Ngưu tất ít rễ con hơn, rễ cái nạc và dài như chiếc đũa.
Ở nước ta, cây Ngưu tất trồng ít khi cao quá 1m. Thân thảo hơi gầy và hơi vuông, phân thành đốt, phình ra ở hai đầu trông giống như đầu gối con trâu nên có tên là Ngưu tất. Lá mọc đối, có cuống, dài từ 5cm – 10cm, phiến lá hình trứng đầu nhọn. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá. Rễ gồm 1 hoặc 2, hoặc 3 rễ cái, chung quanh có rễ con. Rễ cái nạc, lúc đầu hơi giòn, màu trắng ngà, sau khi chế biến có màu hơi hồng, trong và mềm dẻo.
Công dụng và liều dùng:
Theo Đông y, Ngưu tất có vị chua, hơi đắng, tính bình không độc, vào 2 kinh can và thận, có tác dụng làm tan máu ứ, bớt sưng tấy, đau nhức, chống co rút, rung giật, làm mạnh gân cốt.
Sau đây là 4 bài thuốc của cố Lương y Lê Trần Đức đã được thử nghiệm, có hiệu quả tốt.
1. Ngưu tất dùng độc vị ngày 40 – 60g sắc uống nhiều lần chống co giật, bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu.
2. Rượu thuốc: Ngưu tất 100g, Huyết giác 50g, Sâm đại hành 30g. Ngâm trong rượu 30 – 400. Từ 10 ngày trở lên, mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 1 chén (10 – 15ml). Chữa các chứng bị thương máu tụ ở ngoài, hoặc bị ngã máu ứ ở trong hoặc đi xa về chân tay nhức mỏi.
3. Thang an thần: Ngưu tất 30g, Hạt muồng sao 20g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chữa các chứng bốc nóng, nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, mắt tăng huyết áp cao, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón.
4. Thang tiết niệu: Ngưu tất 30g; Rễ cỏ tranh, Mã đề, Mộc thông, Huyết dụ, lá Móng tay, Huyết sâm đều 15g sắc uống.
Chữa các chứng viêm cầu thận cấp, phù thũng, đái đỏ, đái són, viêm gan vi rút, đái vàng thẫm, da vàng, viêm bàng quang, đái ra máu.
Những năm gần đây, Giáo sư Đoàn Thị Nhu – Viện Dược liệu, đã nghiên cứu về dược lý, thấy cao toàn phần của Ngưu tất có tác dụng làm hạ huyết áp và làm giảm cholesterol trong máu. Viện Dược liệu cũng sản xuất thử thuốc Bidentin (triết xuất từ Ngưu tất Bắc = A.Bidentata). Bidentin được đưa ra thử lâm sàng rộng rãi và có hiệu quả tốt. Nhiều Xí nghiệp Dược phẩm trung ương và địa phương sản xuất Bidentin. Bidentin đã trở thành thuốc thông dụng, quen thuộc và được dùng nhiều trong khoa tim mạch hiện nay.
Nguyễn ĐÌnh Cán_ CTQ số 17
(theo caythuocquy)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.