Các nhà khoa học thuộc Đại học Complutense của Tây Ban Nha vừa công bố phát hiện một hành tinh mới ngoài hệ Mặt Trời được coi là “em út” trong số các thiên thể cùng loại được giới khoa học ghi nhận từ trước tới nay.
Hành tinh này mang ký hiệu khoa học BD+20 1790b, có tuổi đời 35 triệu năm và quay quanh ngôi sao BD+20 1790, nằm trong chòm sao Géminis.
Nó có cấu trúc giống Sao Mộc trong hệ Mặt Trời, tức là một khối khí đặc khổng lồ, nhưng có nhiệt độ cao hơn và kích thước lớn gấp 6 lần.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ tình cờ phát hiện ra hành tinh mới này khi khảo sát hoạt động từ trường của các ngôi sao trẻ, đo tốc độ phóng xạ của sao trẻ BD+20 1790.
Trên thực tế, có tới 90% trong tổng số 430 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời mà giới khoa học liệt kê được tới nay đã được khám phá theo kỹ thuật đo tốc độ phóng xạ này.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học biết tới một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời trong giai đoạn “thiếu nhi”. Điều này sẽ giúp ích nhiều cho việc xác định quá trình hình thành nên những hành tinh này từ những đĩa bụi vật chất quay quanh các ngôi sao trẻ.
Trước phát hiện này, hành tinh trẻ nhất được biết tới là một vệ tinh của ngôi sao HD70573, hình thành cách đây khoảng 100 triệu năm
(Theo vietnamplus)