Các đại dương kim cương lỏng, với những “tảng băng” kim cương rắn, có thể đang trôi nổi trên bề mặt sao Thiên Vương và Hải Vương.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm được giả lập áp suất giống như mức áp suất trên những hành tinh có khí gas cao, các nhà khoa học đã phát hiện ra các tinh thể kim cương được hình thành như những tảng băng trong carbon lỏng
Lần đầu tiên các nhà khoa học có thể biết được điểm tan chảy của kim cương. Nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Nature Physics cho thấy rằng kim cương có đặc tính như nước trong lúc bị đóng băng và tan chảy, với các dạng thể rắn trôi nổi bên trên các dạng thể lỏng. Ngoài ra, phát hiện đáng ngạc nhiên này còn giúp các nhà khoa học có thêm hiểu biết mới về kim cương và một số hành tinh ở xa nhất trong hệ mặt trời của chúng ta như sao Thiên Vương và Hải Vương.
“Kim cương là một khoáng chất tương đối phổ biến trên trái đất, nhưng điểm nóng chảy của nó chưa hề được đo”, tiến sĩ Jon Eggert, thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California, nói. “Bạn không thể chỉ tăng nhiệt độ và làm cho nó tan chảy; bạn còn phải tạo ra áp suất cao, yêu cầu đó khiến người ta rất khó đo nhiệt độ nóng chảy của nó”.
Theo các nghiên cứu khoa học, với khoảng 10% Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh ước tính được cấu tạo từ carbon, thì một đại dương khổng lồ kim cương lỏng nằm ở nơi thích hợp có thể làm chệch hướng hay lật nghiêng từ trường ra khỏi sự thẳng hàng với chuyển động quay của hành tinh.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm được giả lập áp suất giống như mức áp suất trên những hành tinh có khí gas cao, các nhà khoa học đã phát hiện ra các tinh thể kim cương được hình thành như những tảng băng trong carbon lỏng.
“Ý tưởng về việc tồn tại các biển kim cương lỏng trên các hành tinh lớn trong hệ mặt trời như sao Thiên Vương và Hải Vương đã được đề cập và nghiên cứu trước đây. Bây giờ, chúng tôi đã phần nào biết được điểm tan chảy và cách hình thành của kim cương. Ngoài ra, việc phát hiện đại dương kim cương còn có thể giúp giải thích sự định hướng của từ trường của những hành tinh trên”, Tiến sĩ Jon Eggert nói.
Tiến sĩ Eggert và các đồng nghiệp đã đặt một lượng nhỏ kim cương trong tự nhiên, nặng khoảng 1/10 carat, dày 0,5mm và làm nổ tung nó bằng các tia la-de tại áp suất cực cao. Các nhà khoa học đã hóa lỏng được kim cương tại áp suất lớn gấp 40 triệu lần so với áp suất mà một người có thể chịu đựng được khi đứng trên mặt đất tại mực nước biển. Từ đó, họ giảm dần nhiệt độ và áp suất.
Khi áp suất hạ xuống khoảng 11 triệu lần so với áp suất không khí tại mực nước biển trên mặt đất và nhiệt độ hạ xuống khoảng 50.000 độ thì các mảnh kim cương rắn bắt đầu xuất hiện. Áp suất đã giữ việc tan chảy nhưng nhiệt độ của kim cương thì vẫn duy trì.
Các nhà khoa học dự định có thể đưa các tàu thăm dò lên sao Hải Vương và Thiên Vương hoặc có thể thử mô phỏng những điều kiện này trên trái đất. Tuy nhiên, cả hai sự lựa chọn đều đòi hỏi phải có nhiều năm chuẩn bị, cần những thiết bị đắt tiền và còn tùy thuộc vào một số điều kiện môi trường khắc nghiệt trong vũ trụ.
Hà Hương
(theo vietnamnet)