ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Làm cách nào để mua “dế” cũ không bị hớ?
Saturday, March 20, 2010 10:49
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một chiếc điện thoại cũ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng là lựa chọn của nhiều người đặc biệt với sinh viên hay người có thu nhập thấp. Nhưng đứng giữa “mê hồn trận” điện thoại di động như hiện nay, nhiều người có thể bị “lạc đường”

Làm cách nào để mua ’dế’ cũ không bị hớ? - Tin180.com (Ảnh 1)

Có thể dùng tay che ánh sáng để kiểm tra màn hình

Làm cách nào để mua “dế” cũ không bị hớ? (24h) – Một chiếc điện thoại cũ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng là lựa chọn của nhiều người đặc biệt với sinh viên hay người có thu nhập thấp. Nhưng đứng giữa “mê hồn trận” điện thoại di động như hiện nay, nhiều người có thể bị “lạc đường”.

Theo khảo sát, tại địa bàn Hà Nội, các cửa hàng điện thoại di động cũ mọc lên như nấm và lượng khách tìm mua hàng cũ cũng không phải ít. Đối tượng tìm mua chủ yếu là sinh viên hay người có thu nhập trung bình. Họ muốn mua điện thoại phù hợp với túi tiền song yếu tố chất lượng vẫn là điều làm nhiều người băn khoăn.

Dưới đây là một số kinh nghiệm để bạn có thể lựa chọn được một chiếc điện thoại cũ đúng với mong muốn và túi tiền.

1. Tới những cửa hàng quen

Trước khi mua điện thoại di động cũ, bạn hãy hệ thống lại những cửa hàng mình quen hoặc đã từng mua có uy tín, cung cấp chất lượng sản phẩm tốt.

Ngoài ra, có thể nhờ bạn bè tư vấn xem những cửa hàng họ đã từng mua sản phẩm để có cân nhắc lựa chọn.

Anh Hà (quận Hà Đông – Hà Nội) đã mua di động cũ hơn 5 lần chia sẻ kinh nghiệm: “Khi đi mua di động cũ, tôi sẽ quan tâm tới các cửa hàng mà mình quen lâu năm hoặc tìm cửa hàng uy tín qua tư vấn của bạn bè. Còn tự lùng thì không yên tâm lắm vì mình không biết xem máy, họ dựng máy thì khó kiểm tra lắm. Ngoài ra, di động cũ muôn vạn giá lắm, nên nếu không quen biết rất dễ bị hớ”.

Có một lưu ý nữa cho bạn là nếu tìm hiểu thông tin về địa điểm mua máy điện thoại cũ qua bạn bè như anh Hà thì đừng quên hỏi kỹ về những điều bạn còn thắc mắc như chất lượng, địa chỉ hay thời gian cửa hàng bảo hành cho sản phẩm…

Làm cách nào để mua ’dế’ cũ không bị hớ? - Tin180.com (Ảnh 2)

Ảnh minh họa

2. Kiểm tra màn hình

Theo kinh nghiệm của anh Phấn (Cầu Giấy, Hà Nội) người đã từng có kinh nghiệm gần 6 năm bán điện thoại cũ cho biết, “khi mua điện thoại cũ nên kiểm tra kĩ màn hình bằng cách cầm nghiêng máy xem có điểm chết nào hay không với màn hình màu. Màn hình đen trắng thì lấy tay ấn nhẹ xem có bị nhoè không, nhưng nhớ là ấn nhẹ, ấn mạnh có thể ảnh hưởng đến màn hình”.

Với chiếc điện thoại, màn hình gần như là yếu tố chính, là nơi hiển thị những thông tin mà chúng ta cần như cuộc gọi đến, tin nhắn, Web và rất nhiều những thứ khác… Vì vậy, không nên và đừng bao giờ mua 1 chiếc điện thoại tốt tất cả ngoại trừ màn hình. Theo một số người bán di động cũ cho biết: Có khách hàng kỹ tính tới mức dành hơn 1 tiếng để xem xét và kiểm tra màn hình một cách kỹ lưỡng.

Còn Huy Diễm Mobile (60 Hàng Cót) lại cho biết một kinh nghiệm khác “để kiểm tra màn hình có thể mở camera, rồi lấy đầu ngón tay che hẳn phần ống kính để kiểm tra những điểm chết trên màn hình”.

Ngoài những cách trên, có những kinh nghiệm nghe có vẻ thủ công hơn, nhưng cũng giúp cho chúng ta tránh được những chiếc máy gặp phải vấn đề về màn hình đó là tăng giảm độ sáng của màn hình để đánh giá chất lượng.

Anh Phấn chia sẻ: “Khi giảm độ sáng tối, nếu không gặp tình trạng màn hình tối đen, khi giảm mức sáng đến thấp nhất hoặc sáng loá khi tăng quá cao đó là máy tốt. Ngoài ra, bên trong màn hình có lớp keo đặc biệt chống bám bụi, nếu máy đã từng bị mở sẽ có bụi dính bên trong do xước trong quá trình mở”.

3. Kiểm tra hệ điều hành

Mỗi máy có một hệ điều hành khác nhau, không phải máy nào cũng có thể sử dụng tất cả các loại hệ điều hành. Vì vậy, khi chọn mua nên để ý hệ điều hành đang sử dụng có phù hợp với máy không, có gây tình trạng treo giữa chừng khi đang sử dụng hay không ?

Theo Nhật Cường Mobile thì “nên kiểm tra xem hệ điều hành có đáp ứng yêu cầu công việc của bạn không?”.

Với những người quan tâm máy để dùng vào công việc, chú ý các vấn đề như soạn thảo văn bản, ứng dụng văn phòng, wifi, 3G….

Có thể chọn những hệ điều hành mới để có thể sử dụng một cách thuận tiện nhất.

4. Kiểm tra IMEI

Cách kiểm tra số IMEI là bạn nhấn *#06# hoặc #92702689# để hiển thị IMEI rồi quay ra mặt sau đối chiếu xem có trùng IMEI sau máy không.

Theo anh Phấn cho biết, “số thứ 15 trong dãy IMEI phải trùng với số thứ 15 trong dãy số sau máy thì mới đúng là máy nguyên bản”.

5. Kiểm tra Pin

Pin gần như là “linh hồn” của chiếc máy di động nên việc kiểm tra pin là hết sức quan trọng.

Cách để bạn kiểm tra dễ nhất là đặt pin nằm xuống bàn xem có thẳng hay không, nếu bị nhô hay cong đó là pin cần phải thay thế. Kinh nghiệm của Tuấn (Thường Tín-Hà Nội) chia sẻ, “bạn có thể sạc pin khoảng 10 phút để xem có bị chai hoặc quá đát không. Nếu pin quá cũ cần phải thay thế, thì chỉ sạc 10 phút là báo đầy nhưng khi dùng lại hết rất nhanh”.

Phân biệt giữa các loại pin

- Pin Nokia có tem ba chiều khi nghiêng thấy logo Nokia và biểu tượng hai bàn tay. Nếu là pin giả khi lấy tay bóp bên ngoài, giấy dán có nguy cơ bong và nhàu nát.

Làm cách nào để mua ’dế’ cũ không bị hớ? - Tin180.com (Ảnh 3)

(Ảnh minh hoạ)

-Loại pin của Samsung thường được gắn ngay trên phần nắp sau của máy nên dễ phân biệt hơn. Bạn chỉ cần so sánh sự khác biệt giữa hai nước sơn trên thân pin là có thể nhận ra được sự khác biệt giữa pin giả và pin thật.

- Pin Motorola cần lưu ý là phần tem 3 chiều của pin thật có chiều sâu hơn hẳn so với pin giả. Tem 3 chiều của pin thật khi nhìn vào sẽ thấy có khoảng 4 lớp, pin giả chỉ có 2 lớp.

6. Kiểm tra sóng và chất lượng cuộc gọi

Theo chị Diễm tại cửa hàng Huy Dễm (60 Hàng Cót) cho biết: “Để kiểm tra chất lượng sóng, có thể gọi vào tổng đài qua số điện thoại hỗ trợ của mạng mà bạn đang dùng”.

Hãy dùng máy gọi đến số của một ai đó chỉ kiểm tra xem giọng nói và loa có rõ hay không. Thời gian gọi nên liên tục không ngắt quãng trong vòng 1 phút mới có thể kiểm tra được lỗi.

Khi tiến hành thử cuộc gọi, bạn nên thay đổi mức âm thanh từ lớn đến bé, để chắc rằng loa không bị rè hoặc mất tiếng.

Khi gọi, bạn nhìn vào cột sóng để chắc rằng sóng không bị giảm đột ngột dù chỉ một vài giây. Nếu có thể, bạn nên thử nói chuyện trong khoảng một vài phút để chắc rằng máy không bị sụt nguồn hay tắt đột ngột (sập nguồn).

Chị Ngọc Anh hiện là điều phối viên của một hãng di động cho biết kinh nghiệm được nhiều người truyền tai nhau khi chọn mua di động cũ là “khi kiểm tra nên dùng 3 SIM của ba hãng di động khác nhau để việc kiểm tra được kỹ càng nhất”. Trong thực tế, có một số người mua điện thoại cũ do chủ quan chỉ thử 1 SIM nên dễ gặp tình huống, mạng đã thử gọi được, nhưng các mạng khác thì chịu.

7. Bàn phím

Một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là bàn phím. Theo Quang Mobile (122 Thái Hà) cho biết, “khi mua khách hàng kiểm tra hết các phím xem phím có bị kẹt không, có khó nhấn không”.

Bạn không nên chủ quan mà bỏ qua khâu kiểm tra bàn phím khi chọn mua máy cũ, vì bàn phím dễ dùng nhấn nhẹ nhàng sẽ giúp người sử dụng thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Hãy bấm hết tất cả các phím, chú ý đừng tặc lưỡi cho qua với máy bị liệt 1 vài phím nào đó

Đạt (sinh viên ngân hàng) chia sẻ: “Khi kiểm tra phím nên nhấn đi nhấn lại nhiều lần xem có vấn đề gì không. Một lần mình mua điện thoại cũ, vì vội nên chỉ nhấn 1 lần thấy trơn tru, nhưng sang lần 2 thì lại dở chứng”.

8. Kiểm tra cáp và camera (nếu có)

Với những máy dùng cáp thì phiền toái nhất là phải thay cáp khi hỏng cáp. Đó là điều khiến nhiều người thích máy trần nhưng không phải ai cũng vậy.

Theo Nhật Cường Mobile, “con gái thường thích kiểu máy gập và bàn phím trượt vì nhìn nữ tính và sành điệu, nên khi mua chú ý thử kéo hoặc gập đi gập lại nhiều lần để kiểm tra cáp có trơn tru hay bị kẹt không”.

Đối với máy có bàn phím trượt thì cáp còn mới và sử dụng tốt là cáp khi kéo không bị vướng và dễ kéo, không phải nhấn tay quá mạnh mới có thể kéo được.

Với những máy có camera, nên chú ý kiểm tra chất lượng ống kính, xem ống kính có nhiều vết xước không? Nếu có quá nhiều vết xước sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hình mà bạn chụp khi sử dụng

Bạn nên chụp thử ngay tại quầy và xem chất lượng như thế nào. Kiểm tra camera hoạt động bình thường không?

Theo Nhật Cường Mobile: Nên lưu ý khả năng chụp auto focus hay flash để xem hình ảnh sau khi chụp thế nào có bị mờ, nhoè hay nhiễu không?.

9. Xem máy đã bị tháo chưa?

Cách kiểm tra về yếu tố này là xem xét kỹ các con ốc ở sườn máy có dấu vết của tuốc nơ vít hay không, phần sau máy thì hãy tháo pin và kiểm tra tương tự.

Hoặc mở vỏ mặt trước ra xem 6 ốc vít trên board có vết trầy xước không, nếu không có những vết đó, đích thị máy còn chưa bị mở.

Chú ý trên máy, các loại tem có bị dán đè tem khác không.

10. Kiểm tra các vấn đề liên quan

Khi đã kiểm tra hết những yếu tố chính của một máy điện thoại, cuối cùng bạn nên để tâm đến độ rung, độ kêu của chuông xem âm thanh có bị rè không, khe cắm thẻ nhớ, thẻ nhớ cho vào máy có nhận không.

Hoặc có thể nhắn tin thử cho một ai đó để phát hiện nếu có lỗi sẽ nhờ chủ cửa hàng có cách khắc phục, bởi có một số máy khi mua về không thể nhắn tin được.

(theo hn.24h)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.