Những hành tinh nhỏ này thường ẩn nấp trong Hệ Mặt Trời cho đến nay mới được phát hiện.
Kính thiên văn WISE được coi là nhà thám hiểm nghiên cứu vũ trụ rộng lớn bằng tia hồng ngoại được thiết kế nhằm phát hiện các ”vật thể tối” trong vũ trụ như các ngôi sao lùn nâu, các đám mây bụi vũ trụ và các hành tinh nhỏ trong vũ trụ.
Nhiều hành tinh nhỏ được WISE phát hiện là các hành tinh “tối” không thể phát hiện bằng các kính thiên văn sử dụng ánh sáng thông thường.
Từ nay đến thời điểm kết thúc hoạt động trên quỹ đạo, WISE sẽ phát hiện khoảng 100 hành tinh nhỏ và hàng trăm vật thể gần Trái Đất.
Các nhà thiên văn quốc tế nhấn mạnh việc phát hiện những hành tinh “tối” này rất quan trọng để phòng ngừa chúng có thể có quỹ đạo gần Trái Đất.
Hầu hết những hành tinh “tối” này đều nằm trong vành đai hành tinh chính giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, trong đó một số hành tinh này đang có xu hướng tiến về Trái Đất.
Nếu xảy ra một vụ va chạm giữa Trái Đất với những hành tinh nhỏ này, sự sống trên hành tinh có thể bị hủy diệt như từng xảy ra với loài khủng long trước đây.
Một trong những hành tinh nhỏ được WISE phát hiện có quỹ đạo bay chỉ cách Trái Đất chưa đầy 1,1 triệu km, gấp ba lần khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trăng.
WISE trị giá 320 triệu USD được phóng lên quỹ đạo tháng 12/2009 và sẽ hoàn thành bản đồ vũ trụ đầu tiên trong sáu tháng đầu tồn tại trên quỹ đạo.
Vietnam+
(theo khoahoc)