ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những nghệ sỹ đồng nát
Monday, March 15, 2010 8:52
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Dịp 8-3 năm nay, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam đón nhận một món quà đặc biệt. Đó là bức tranh khổ lớn 1,8mX 2,6m thể hiện 54 bộ trang phục của các cô gái dân tộc Việt Nam được làm từ … vải vụn. Tác giả của bức tranh này là hai sinh viên đại học Mở.

Những nghệ sỹ đồng nát - Tin180.com (Ảnh 1)

Hai nữ tác giả của những bức tranh vải vụn Thu Huyền (trái) và Phương Chi. Ảnh: Thu Trang

Bức tranh mang tên Vẻ đẹp Việt Nam được phát triển từ đề tài nghiên cứu khoa học Những mảnh vụn không bị lãng quên đạt giải nhất cấp trường và giải khuyến khích cấp Bộ (Giáo dục và Đào tạo).

Huyền bảo, ban đầu các bạn chỉ định làm một vài bộ trang phục để bán đấu giá gây quỹ từ thiện, sau đó thấy phí. Huyền nảy ra ý định làm bộ sưu tập trang phục các dân tộc Việt Nam để giúp các bạn trẻ thêm hiểu, thêm yêu văn hóa truyền thống.

Bức tranh cũng mang tới một thông điệp: Những thứ nhỏ bé quanh ta tưởng như vô ích, nếu biết sử dụng đúng cách sẽ có giá trị.

10 bao tải để đi xin vải vụn

Nhìn bức tranh được làm từ vải vụn, nhiều người nghĩ làm rất đơn giản vì vải vụn là thứ vứt đi, có thiếu gì. Nhưng, ít ai biết rằng, hai cô bé sinh viên vốn chỉ biết dùi mài sách vở đã phải cực khổ đi thu gom vải vụn. Huyền nhớ lại, lần đầu tiên đi xin vải mới ngại làm sao. Hai đứa cứ đùn đẩy nhau.

Sau đó, phải cam kết lần lượt mỗi người vào xin một cửa hàng. Những cửa hàng may gần nhà là điểm đến đầu tiên. Rồi các cửa hàng gần nhà hết vải vụn, hai bạn phải đi xa hơn. Trong nhà Huyền lúc nào cũng có gần 10 bao tải để chuyên đi lượm vải vụn.

Có những bộ trang phục trong tranh các bạn phải đi xin mấy bao tải vải vụn mới có thể tìm được một miếng ưng ý. Cứ vào những ngày nghỉ, hai bạn lại đèo nhau vác bao tải đi xin vải vụn. Lúc đầu, hai cô bé không dám xin, mà đặt vấn đề mua.

Nhiều cửa hàng may đo thấy hai cô bé chịu khó mà vải vụn thì đằng nào cũng vứt đi, nên vui vẻ cho không, coi như hai cô bé dọn rác giúp. Nhưng có những bà chủ khó tính, không những không cho, mà còn bán với giá cao.

Thấy có nhiều miếng vải đẹp, dù không dư dả về tiền bạc, nhưng hai cô sinh viên vẫn chấp nhận. Việc này không khác gì công việc của một người đồng nát. Có những bao tải vải vụn to đùng mà không tìm được miếng vải nào phù hợp.

Bị cảnh sát bắt, bị chủ nhà khám

Có hôm đi xin được một bao tải vải vụn to đùng với nhiều miếng khá đẹp, cả hai khấp khởi. Đang mải huyên thuyên, cả hai bị cảnh sát giao thông dừng xe chính vì… cái bao tải cồng kềnh.

Sau một hồi trình bày, hai cô sinh viên cũng được chú công an tha cho với lời dặn lần sau đừng có chở cồng kềnh như vậy vì nó làm che khuất tầm nhìn, rất nguy hiểm. Bị cảnh sát giao thông bắt chưa đau bằng việc bị nghi ngờ là kẻ gian.

Nguyễn Thu Huyền và Đàm Phương Chi, hai sinh viên khoa Thiết kế thời trang, trường đại học Mở Hà Nội đã mất sáu tháng trời để hoàn thành tác phẩm Vẻ đẹp Việt Nam.

Có hôm, chị chủ cửa hàng đã đồng ý cho đống vải vụn, hai cô bé nhanh tay thu dọn và cất vào bao tải. Không ngờ, ra tới cửa, bị người nhà của chủ cửa hàng nhìn thấy và nghĩ là kẻ gian liền túm lại bắt mở bao tải và đổ ra đất xem ở trong có gì.

Khi thấy toàn vải vụn, họ mới cho đi. Hai cô bé lại phải ngồi kỳ cạch quét dọn và đóng vào bao. Vừa sợ, vừa cảm thấy bị xúc phạm. Hai bạn chỉ còn cách bảo nhau: Lần sau không thèm vào hàng này nữa, dù hàng này có nhiều miếng vải đẹp.

Xin được vải vụn đã khổ. Thế nhưng, việc phân loại vải cũng không kém phần gian nan. Vì là vải vụn, thường bị vứt vào thùng rác, nên không tránh khỏi lẫn cả thức ăn thừa, lon bia và … vô số rác.

Có những tấm vải đẹp và ưng ý nhưng bị dây thức ăn nên bẩn, hai bạn phải kỳ công ngâm giặt thật sạch. Công đoạn lọc vải cũng chẳng khác những người thu gom rác là mấy. Các bạn phải đeo khẩu trang để tránh bụi và… mùi.

Khó tìm người trợ giúp

Từ nhỏ, Huyền và Chi đều thích may quần áo cho búp bê. Niềm đam mê thời trang đó lớn dần và các bạn quyết định thi vào khoa thời trang Đại học Mở Hà Nội. Môn tranh vải vụn là một môn học trong nhà trường. Khi học xong, mọi người thường cho qua luôn.

Thế nhưng, Huyền lại quyết định phát triển môn học này. Ban đầu, Huyền làm những bức tranh vải vụn để tặng bạn bè mỗi dịp sinh nhật. Ai cũng thích. Đã có thời, hai bạn còn tiếp thị tranh trên blog và nhận được rất nhiều đơn đặt hàng.

Huyền cảm động nhớ lại, có bà mẹ từ tận miền Nam đặt một bức tranh để tặng con gái treo ở phòng ngủ, có đôi uyên ương đặt một bức tranh để treo ở phòng cưới. Tranh tình yêu và tranh trừu tượng được đặt hàng nhiều nhất.

Huyền tâm sự: “Bọn em làm tranh theo yêu cầu nên mỗi bức tranh đều là kỷ niệm riêng và không bao giờ có bức thứ hai. Tính đến nay, bọn em đã làm được hơn 100 bức tranh, thường là khổ A3”.

Huyền nói vui: “phải là người có tâm hồn lãng mạn mới làm tranh cho các đôi yêu nhau được. Bọn em cố gắng để bức tranh ấy thực sự có ý nghĩa với người đặt tranh.”

Trong quá trình làm tranh vải, khó nhất là tranh làm theo ảnh chụp. Vì làm bằng chất liệu vải nên rất cần sự tỉ mỉ. Chất liệu vải dễ nhăn nhúm và co giãn, nên nhiều khi các bạn phải dùng sự khéo léo của mình để uốn lượn thành hình. Vải thô còn đơn giản, chứ nếu là vải co giãn và vải voan mỏng thì phải cực kỳ khéo léo.

Hai bạn muốn sau này khi tốt nghiệp sẽ mở cửa hàng, nhưng tìm được nhân công vô cùng khó khăn vì đây là công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự khéo léo cao.

Trước kia, khi đơn đặt hàng nhiều, Huyền cũng đã thuê một số bạn, nhưng chỉ làm được vài ngày là họ bỏ cuộc. Trong quá trình làm bộ sưu tập Vẻ đẹp Việt Nam, hai bạn đã phải lăn lộn ở các bảo tàng để tìm kiếm tư liệu. Mỗi trang phục đều có cái khó riêng.

Các bạn mất rất nhiều thời gian tìm kiếm hình ảnh từ khăn đội đầu cho tới quần áo. Đặc biệt là dân tộc Xinh Mum là khó tìm tư liệu nhất và mất nhiều thời gian nhất vì đây là dân tộc ít người, chỉ có khoảng vài trăm người, nên trang phục của họ không được phổ biến như các dân tộc khác. Cho tới nay, hai bạn đã thuộc lòng trang phục của 54 dân tộc Việt Nam.

Những nghệ sỹ đồng nát - Tin180.com (Ảnh 2)
Một tác phẩm tranh vải vụn
Những nghệ sỹ đồng nát - Tin180.com (Ảnh 3)
Trang phục dân tộc Giáy
Những nghệ sỹ đồng nát - Tin180.com (Ảnh 4)
Trang phục dân tộc Xơ – đăng

Lan Anh
Theo TP

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.