Chúa tể của những chiếc vòng sẽ nhìn rõ nhất vào tối 21,22 tháng 3. Khi nó đối diện với Mặt Trời so với chúng ta bạn có thể nhìn thấy nó mọc sau hoàng hôn ở phía Đông. Astronomy: Roen Kelly
Sao Thổ sẽ đi đến một điểm trong quỹ đạo của nó gọi là điểm đối lập vào ngày 21/03. Vào thời gian đó, hành tinh này sẽ nằm ở vị trí đối diện Mặt Trời so với chúng ta ở Trái Đất. Điều này đánh dấu thời gian quan sát tốt nhất trong năm, vì ở gần Trái Đất nhất nên nó sẽ lớn và sáng nhất. Tại vị trí đối lập này, Sao Thổ sẽ nằm cách Trái Đất 790.000.000 dặm (1.270.000.000 km) . Vị trí này cũng trùng với thời gian từ hoàng hôn đến khi mặt trời mọc, vì thế chúng ta có thể quan sát nó trong cả đêm.
Sau khi Mặt Trời lặn, hãy nhìn về phía Đông để xem Sao Thổ cùng với các ngôi sao của chòm Virgo. Cùng với hai ngôi sao của chòm Virgo, Sao Thổ sẽ tạo với chúng một hình tam giác. Nó sẽ nằm khoảng 4° Đông so với sao Zavijava (Beta Virginis), và khoảng 4° phía Tây Bắc của sao Zaniah (Eta Virginis).
Tuy nhiên, ngay sau hoàng hôn không phải là thời điểm thích hợp để bạn hướng kính thiên văn của mình lên Sao thổ. Đó là bởi vì bầu khí quyển rất dày ngăn cách bạn với Sao Thổ. Chỉ cần sau đó 2 giờ, khi nó đã đi được 1/3 quãng đường và lên cao hơn một chút trong một bầu trời tối hơn sẽ là lúc thích hợp để quan sát. Để xem với dộ phóng đại cao ( khoảng 100x ) hoặc nếu bạn muốn chụp ảnh Sao Thổ qua kính thiên văn của mình, hãy chờ đến khi hành tinh này trèo lên ít nhất nửa chừng ( 45° ) so với đường chân trời – độ cao nó sẽ đạt được vào khoảng 10.00 PM ( theo giờ địa phương ) vào giữa tháng 3.
Đĩa của nó đạt tới kích thước biểu kiến của 20 vòng cung lúc đối lập. Đường kính của nó rất nhỏ, một vòng cung chỉ bằng 1/3600 của 1°. Để so sánh, ¼ đĩa sẽ được nhìn thấy với cự li 860 feet (262 mét) bao gồm 20 vòng. Số vòng thật sự của hành tinh còn gấp đôi số này bao gồm 44 vòng từ đông sang tây nhưng chúng ta khó có thể nhìn thấy được. Tại vị trí đối lập, các vòng sẽ nghiêng khoảng 3° và sẽ lặp lại vào cuối tháng.
Với một chiếc kính thiên văn tốt ta có thể nhìn thấy dộ hẹp nghiêng của những chiếc vòng. Và khi trải dài khoảng 4 inch về vùng cực, người xem sẽ thấy một sự huyền ảo kỳ lạ – cực quang trên Sao Thổ. Bây giờ các vòng ở xích đạo sẽ tối hơn xung quanh một chút do không có các vòng phía bên trong.
Ở tạp chí Astronomy, một trong những người rất yêu thích Sao Thổ, ông Reynolds nói ” Một số người nhìn thấy lần đầu đã tưởng nó là đồ giả hay do phần mềm trình chiếu. Trong thực thế đó là một tiêu điểm chú ý cho các kính thiên văn, các vòng sáng ở vùng cực sẽ là một cơ hội cho các nhà thiên văn nghiệp dư công bố cho mọi người biết sự chuyển động của hành tinh”
Nguyễn Văn Tân
(theo thienvanbachkhoa)