Bắc Ninh: Bảo vệ, phát triển tranh dân gian Đông Hồ
Tuesday, April 27, 2010 15:56
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Cả 4 doanh nghiệp tư nhân của các nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Đăng Phùng, Nguyễn Đăng Dũng, Nguyễn Thị Phương tham gia đề án đã nghiên cứu xác định rõ nguồn nguyên liệu gốc, chất liệu màu có trong tự nhiên (bao gồm cây dó, vỏ sò, vỏ hến, son, lá tre…) dùng sản xuất, in tranh để tranh có những sắc thái, đặc trưng vốn có từ mấy trăm năm trước. Các nghệ nhân đều duy trì, thực hiện việc kết hợp giữa cổ truyền và hiện đại trong các khâu sản xuất tranh, khắc ván in và làm tranh gỗ ngay trong làng nghề truyền thống, hướng vào mục đích khôi phục, phát triển làng tranh trở lại trong cơ chế mới, bảo vệ, giữ gìn vốn quí văn hoá dân tộc. Các nghệ nhân đã giúp đỡ cán bộ, xã viên hợp tác xã mây tre đan Xuân Lai, huyện Gia Bình đưa chất liệu tranh dân gian Đông Hồ lên các sản phẩm tre, trúc vừa giữ được sự tinh tuý vốn có của tranh, vừa chinh phục, cảm hoá người tiêu dùng trong và ngoài nước có sự yêu mến, trân trọng đối với loại tranh dân gian này. Từ nhu cầu xã hội, bên cạnh việc làm tranh truyền thống, các nghệ nhân còn tạo ra nhiều sản phẩm mới mang tính thủ công cao như các loại sổ tay lưu niệm (khổ 26 x 37), (13 x 19) , (7x 12) trên chất liệu giấy dó rất được du khách người nước ngoài ưa thích. Ngoài các loại tranh tập, tranh bộ, bưu thiếp, sổ tay… tranh Đông Hồ còn được đưa vào thể loại lịch 1 tờ, 7 tờ, lịch để bàn trên nền phông mành trúc rất đẹp, tao nhã được công chúng gần xa đón nhận nhiều vào những dịp cuối năm, lễ tết. Đặc biệt hơn cả là loại tranh khắc gỗ với các bộ tranh Tứ quí, Tứ bình, Bát Tiên, Thạch Sanh, Tố Nữ…và nhiều loại tranh đơn khác như vinh hoa, phú quí, thổi sáo, thả diều… mang đậm nét dân gian của người Á Đông rất được nhân dân ưa chuộng.
Chính nhờ có nhiều hiệu quả tích cực, dòng tranh dân gian Đông Hồ đang có xu hướng tồn tại, phát triển trở lại, khắc phục dần tình trạng mai một và luôn có khách hàng với mức tiêu thụ ngày một khá hơn nhiều năm trước đây.
Việt Cường
(theo baocongthuong)