- Mỗi khi khởi động, máy tính đều yêu cầu quét (scan) ổ đĩa.
- Sau mỗi lần scan, máy thường báo có lỗi ổ cứng nhưng không khắc phục được.
- Máy tính thường xuyên báo lỗi khi truy cập vào file hay thư mục.
- Tốc độ truy xuất file trong ổ cứng chậm hơn nhiều so với bình thường.
- Ổ cứng đôi khi… biến mất trong BIOS.
Làm gì khi ổ cứng có các dấu hiệu trên?
- Nhanh chóng sao lưu dữ liệu ra (một vài) nơi an toàn.
- Dùng các chương trình sửa chữa đĩa cứng để khắc phục lỗi (có trong các đĩa Hiren’BootCD).
- Dù các chương trình sửa lỗi ổ cứng có khắc phục hoàn toàn các lỗi thì bạn vẫn cần có kế hoạch sao lưu dữ liệu quan trọng và thay ổ cứng ngay khi có thể.
Lưu ý: Quá trình sửa chữa ổ cứng thường làm mất hoàn toàn các dữ liệu bên trong ổ cứng. Trường hợp ổ cứng “kêu”, không thể dùng chương trình để khắc phục mà phải thay mới ổ cứng khác.
Làm gì khi ổ cứng bị hư, hay mất dữ liệu?
- Trong trường hợp ổ cứng bị hư hoàn toàn (không quay, hay không đọc được dữ liệu), bạn thường không làm được gì nhiều ngoài việc nhẹ nhàng gỡ ổ cứng ra khỏi máy rồi mang đến trung tâm chuyên sửa chữa ổ cứng. Vì dù không quay nhưng dữ liệu vẫn còn lưu bên trong ổ cứng và vẫn có khả năng lấy lại bằng các công cụ chuyên dụng, nên bạn cần cố gắng nhẹ tay với ổ cứng do có khả năng đầu đọc bên trong không được cố định, sẽ làm trầy mặt đĩa.
- Khi ổ cứng chỉ bị mất dữ liệu, bạn không được tiếp tục ghi hay xóa trên ổ cứng ấy để tránh hiện tượng dữ liệu mới chép chồng lên dữ liệu bị mất.
Bạn cần dùng các chương trình khôi phục dữ liệu bị xóa để lấy lại dữ liệu đã mất. Tốt nhất bạn cần có kinh nghiệm khôi phục dữ liệu, nếu không thì nên nhờ người có kinh nghiệm hỗ trợ vì phải dùng đúng chương trình cho loại dữ liệu cần phục hồi (ví dụ: có những chương trình chuyên khôi phục file .doc, .bmp, .exe…, trong khi những chương trình đa năng có hiệu quả phục hồi không cao).
Nguyễn Thanh
(theo hn.24h)