Các nhà khoa học Mỹ khẳng định việc nghiên cứu thành phần của các đám mây bụi xuất hiện vào các thời điểm Mặt Trời mọc và lặn trên Mặt Trăng có thể giúp các đoàn thảm hiểm Mặt Trăng trong tương lại tìm ra nước.
NASA bắn phá Mặt Trăng để tìm nước ngày 9/10/2009 Nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA do Willia |
Theo đó, vào thời điểm “bình minh” và “hoàng hôn” trên Mặt Trăng, gió Mặt Trời sẽ tạo nên các đám mây electron do địa hình không bằng phẳng.
Bề mặt Mặt Trăng bị nhiễm bụi do gió Mặt Trời gặp các đám mây electron sẽ khiến các luồng bụi chuyển động lên phía trên. Các đám mây electron này ổn định trong thời gian tương đối dài để buộc bụi Mặt Trăng phải bay lên.
Trước đây, để tạo ra các cột bụi để phát hiện ra nước trên Mặt Trăng, NASA phải thực hiện bắn phá bề mặt chị Hằng bằng tên lửa. Phát hiện mới này giúp các nhà khoa học có thể khai thác nước trên Mặt Trăng mà không phải bắn phá, không “xâm hại” đến gương mặt của chị Hằng.
Ngày 9/10/2009, một tàu vũ trụ của NASA đã bắn một quả tên lửa 2.200 kg nửa tối của Mặt Trăng (phần con người không thể quan sát từ Trái Đất do Mặt Trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ với Trái Đất) để tạo thành một cột khói bụi cao 1,6 km. Sau đó, NASA đưa thiết bị thăm dò xuống khu vực bắn phá. Qua phân tích thành phần bụi bốc lên sau vụ nổ các nhà khoa học đã phát hiện tinh thể băng và hơi nước.
Đây là lần đầu tiên NASA có bằng chứng cụ thể về việc tồn tại của nước trên Mặt Trăng. Các nhà khoa học dự kiến sẽ khai thác nước trên Mặt Trăng để tạo nước uống và nhiên liệu phục vụ cho các căn cứ tương lai của con người tại đây.
Cao Tín Bt
Theo Bee