Tài liệu dưới hình thức “bài báo y khoa” được cho là do trung tâm Chống độc (bệnh viện Bạch Mai) và viện Vệ sinh dịch tễ trung ương phát hành. Tài liệu này được phổ thành… thơ!
|
Mạo danh bệnh viện
Trên thực tế, trong mâm cơm, bàn tiệc của chúng ta vẫn có rất nhiều món mà bảng liệt kê nói kỵ nhau nhưng ăn vào có sao đâu. Chẳng hạn trứng vịt lộn ăn với tỏi ngâm là món thông dụng của nhiều người. Hay ăn thịt ngỗng xong tráng miệng bằng quả lê là chuyện bình thường. Do vậy, PGS.TS Thành khẳng định: “Không có cơ sở khoa học nào khẳng định có những loại thức ăn kỵ nhau. Viện của chúng tôi chưa bao giờ làm các thí nghiệm về sự kỵ nhau của các món ăn vì đây là việc làm vô bổ. Nếu ai bảo thức ăn nào kỵ thức ăn nào thì mang đến đây tôi ăn cho xem!”.
“Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm chưa bao giờ làm các thí nghiệm về sự kỵ nhau của các món ăn vì đây là việc làm vô bổ. Nếu ai bảo thức ăn nào kỵ thức ăn nào thì mang đến đây tôi ăn cho xem!” PGS.TS Phạm Công Thành
Tài liệu về món ăn kỵ nhau được không ít bà nội trợ chuyền tay nhau, phôtô và có bà còn dán lên tủ bếp như là kim chỉ nam cho công việc bếp núc của mình! Để “lấy lòng” các bà nội trợ, các tài liệu về món ăn kỵ nhau còn ghi rõ xuất xứ là trung tâm Chống độc (bệnh viện Bạch Mai) và viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Tuy nhiên, ông Trần Như Dương, viện phó viện Vệ sinh dịch tễ trung ương khẳng định: “Đó hoàn toàn là tài liệu giả mạo. Chúng tôi đã từng nhận được thông tin này và đã có văn bản báo cáo bộ Y tế”.
Chưa có bằng chứng khoa học
Trên thực tế, cả PGS. TS Thành và BS Liên đều cho biết, chưa hề nghe về tình trạng ngộ độc hay tử vong do ăn thức ăn kỵ nhau, có chăng là ngộ độc do thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Còn nếu thực tế có những vụ ngộ độc, chết người hàng loạt do phối hợp thức ăn, cơ quan chức năng sẽ phải nghiên cứu khoa học và có những khuyến cáo trong việc sử dụng thực phẩm. Thực tế đây chỉ là những thông tin chưa được kiểm chứng.
(Theo SGTT, afamily)