Với sức gió hơn 9920 km/giờ được phát hiện ở một thế giới xa xôi khi nó đang xoay quanh một hành tinh giống Mặt trời cách xa 150 năm ánh sáng.
Ảnh minh họa hành tinh HD209458b nơi các nhà khoa học phát hiện siêu bão
Hành tinh HD209458b có độ lớn bằng 60% sao Mộc và nằm gần chùm sao Pegasus. Bay quanh ngôi sao mẹ với khoảng cách bằng 1/20 so với khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời. Nó được làm nóng với nhiệt độ khoảng 1.000 độ C. Tuy nhiên, bởi vì một mặt của nó luôn hướng về phía của ngôi sao mẹ, phía kia thì không cho nên 1 mặt của nó rất nóng, mặt kia thì lại mát hơn nhiều.
HD209458b cũng giàu carbon như sao Mộc và sao Thổ trong hệ mặt trời của chúng ta, các nhà thiên văn học tại đài quan sát Leiden ở Hà Lan cho biết. Trong tương lai, các nhà thiên văn sẽ có thể sử dụng kiểu quan sát này để nghiên cứu khí quyển của những hành tinh khác giống Trái đất, để xác định xem sự sống còn tồn tại ở đâu đó trong vũ trụ.
Theo Giáo dục & Thời đại