Trong công trình nghiên cứu đăng trên tờ Journal Science điện tử ngày 26/8, các nhà nghiên cứu cho biết hai hành tinh khổng lồ này đã di chuyển quanh ngôi sao với tốc độ tương ứng 19,2 và 38,9 ngày. Nhưng tốc độ chuyển động của chúng tăng hoặc giảm lần lượt là 4 và 39 phút do chịu tác động của lực hấp dẫn tương tác giữa chúng.
Theo Matthew Holman, nhà vật lý học thiên thể thuộc Đại học Harvard, chủ nhiệm công trình nghiên cứu trên, dựa trên phân tích lực hấp dẫn, các nhà nghiên cứu kết luận đây là hai thực thể lớn nhất quay quanh quỹ đạo của các ngôi sao.
Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng, giúp các nhà thiên văn học nghiên cứu sâu về trạng thái vật chất của các hành tinh này.
Giới khoa học cũng đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của một hành tinh thứ ba có kích cỡ tương đương với Trái Đất, nhưng trọng lượng nặng gấp ba lần, quay quanh ngôi sao trên tại một quỹ đạo gần.
Hệ mặt trời mới được kính viễn vọng Kepler khám phá cách Trái Đất khoảng cách 2.000 năm ánh sáng. Một năm ánh sáng tương đương gần 10.000 tỷ km.
Được Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phóng lên quỹ đạo năm 2009, kính viễn vọng Kepler đã quay quanh Mặt Trời nhằm hỗ trợ các nhà khoa học tìm kiếm các hành tinh như Trái Đất quay quanh quỹ đạo của các ngôi sao trên Dải Ngân hà.
Theo VietnamPlus