Các nhà thiên văn vừa dựng được đoạn phim 3D đầu tiên về tàn dư của một vụ nổ sao.
[flashvideo file=http://media.tin180.com/uploads/2010/08/exploding_20star_1_.flv&image=http://beforeitsnews.com/vietnamese/khoahoc/files/2010/08/Phim-3D-dau-tien-ve-cai-chet-cua-ngoi-sao_Tin180.com_001.jpg /]
Cái chết của sao là vụ nổ phát sáng cực mạnh khi vòng đời của một ngôi sao kết thúc. Vụ nổ sao là hiện tượng cực hiếm. Trong suốt 1.000 năm qua chỉ có 4 vụ nổ sao xảy ra trong dải Ngân hà. Các nhà khoa học chỉ có thể phát hiện vụ nổ bằng cách xác định vị trí của một bức xạ lạ.
BBC cho biết, các nhà thiên văn thuộc Đài thiên văn Nam Âu sử dụng hệ thống kính thiên văn Very Large Telescope tại Chile để theo dõi vụ nổ của ngôi sao mang tên 1987A cách trái đất 168.000 năm ánh sáng. Vụ nổ diễn ra rất dữ dội và vật chất lan tỏa theo một hướng nhất định. Nhóm nghiên cứu dựng bộ phim 3D đầu tiên về vụ nổ từ những hình ảnh mà họ thu được.
1987A được phát hiện vào năm 1987. Cái chết của nó là vụ nổ sao đầu tiên mà con người có thể quan sát bằng mắt thường trong 383 năm qua.
Nhiều người nghĩ khi một vật trong vũ trụ nổ tung thì vật chất sẽ văng ra mọi hướng với tốc độ bằng nhau. Nhưng hình ảnh 3D cho thấy thực tế không đúng như vậy. Thay vào đó ở một số hướng vật chất bị đẩy ra nhanh hơn so với các hướng khác.
Lượng vật chất đầu tiên bị đẩy ra khỏi vụ nổ với tốc độ 100 triệu km/h, tức nhanh hơn máy bay chở khách khoảng 100.000 lần. Ở một phía khác vật chất văng ra với tốc độ khoảng 10 triệu km/h và bị nung nóng bởi các nguyên tố phóng xạ mà vụ nổ tạo nên.
Tình trạng vật chất bị đẩy ra với vận tốc khác nhau trong vụ nổ tạo ra một hình không đối xứng với một số phần vươn ra xa hơn trong không gian.
Kết quả theo dõi của Đài Thiên văn Nam Âu sẽ được công bố trên tạp chí Astronomy and Astrophysics.
Minh Long
(theo vnexpress)