Nhím là món ăn quý, nhiều chất dinh dưỡng, song nó cũng là bài thuốc trong điều trị một số bệnh, đặc biệt là đau dạ dày, nhưng chúng ta cần lưu ý khi sử dụng để phát huy tác dụng.
Đau dạ dày trong Đông y thường có 2 thể: Can khí phạm vị (đau thượng vị, đau lan ra mạng sườn, đau ra sau lưng, bụng trướng, ợ hơi, ợ chua, dễ cáu gắt, nhiều khi nóng rát vùng dạ dày, đại tiện thường táo, nặng có thể đi ngoài phân đen, hoặc nôn ra máu, người mệt mỏi. Thể này thiên về nhiệt.
Dạ dày nhím còn có tên gọi khác như hào trư, sơn trư, tên khoa học là Hystrix hodgsoni. Theo tài liệu cổ ’Bản thảo cương mục’ của Lý Thời Trân (Trung Quốc), dạ dày nhím có vị ngọt, tính hàn, không có độc, dùng để chữa bệnh dạ dày.
Dạ dày nhím có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giảm đau, cầm máu, giải độc, chỉ nôn, tiêu thực. Khi dùng dạ dày nhím thì phải để nó còn chứa thức ăn bên trong, đem sấy khô, rồi tán bột mịn, mỗi ngày uống 10g với nước cơm vào lúc đói.
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học hiện đại nào chứng minh tác dụng dược lý trên thực nghiệm và lâm sàng nên khi sử dụng cần phải được theo dõi chặt chẽ. Tuy nhiên, dựa vào tính năng của dạ dày nhím thì vị thuốc này phù hợp với thể can khí phạm vị, với thể tỳ vị hư hàn có thể dùng dạ dày nhím kết hợp với những vị thuốc khác như mật ong, nghệ, gừng…
Ngoài tác dụng đó ra, dạ dày nhím còn có thể chữa lòi dom, chảy máu bằng việc sao vàng, tán bột mịn 6g dạ dày, kết hợp với 10g hoa hòe sao vàng. Bạn dùng hoa hòe này sắc 2 bát nước và lấy bột dạ dày nhím hòa với nước này, ngày uống 3 lần.
ThS.BS Nguyễn Thị Hằng
(theo giadinh)