ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Điều trị” bé thích cắn người khác
Thursday, September 30, 2010 7:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Chị Hiên đi làm hôm nào cánh tay cũng đau ê ẩm, thâm tím. Vết nọ chưa mờ thì vết kia đã mọc lên. Cứ như bị chồng đánh.

Con cắn mà như bị chồng đánh

Chị Hiên đi làm hôm nào cánh tay cũng đau ê ẩm, thâm tím. Vết nọ chưa mờ thì vết kia đã mọc lên. Cứ như bị chồng đánh. Nhưng đấy là do cu Tí ở nhà hay cắn mẹ. Bảo con cắn vì ngứa lợi, mọc răng đã đành. Đằng này, Tí đã mọc đầy mồm răng rồi. Hứng chí lên là cắn mẹ, hở ra là cắn mẹ.

Mẹ quát, mẹ đánh, Tí cũng chả sợ. Đánh đau mà con vẫn cười. Đã thế ở nhà, ông bà nội lại hay giơ cằm cho bé cắn. Chị Hiên đã bảo với bà nên bỏ thói quen đấy đi, bà lại dỗi: “Ôi dào, trẻ con ấy mà”. Thế là ông bà cũng chả thay đổi thói quen. Đã thế có hôm chị Hiên đi làm về, bà lại “khoe” với em là Tí ở nhà cắn bà tím cả tay.

Còn Tí ngày càng thích cắn người khác. Cứ ai bế là Tí lại cắn vào vai người ấy.

Cón bé Hoa đi lớp, chuyên cắn bạn. Cô giáo phản ánh, phạt bé mà bé mãi cũng chưa sửa được. Ở nhà, bé cắn người lớn trong gia đình là chuyện thường ngày ở huyện.

Có bé sau khi cắn bố mẹ xong, thơm lấy thơm để chỗ mới cắn. Có hôm còn nghiêng đầu, tròn mắt nhìn ra vẻ thông cảm cho nỗi đau của “nạn nhân” vừa bị cắn. Có bé mỗi khi cắn xong thì tỏ ra sung sướng hả hê lắm, toét miệng ra cười chìa hết cả vũ khí ra khoe.

Để sửa thói xấu này của bé, có mẹ đã dùng biện pháp “hơi bạo lực” một tí: “Có hôm con chuẩn bị há miệng ra cắn mình, mình trừng mắt lên nhìn (không nói tiếng nào). Các bạn chíp chíp này chuẩn bị làm gì bao giờ cũng dò thái độ. Thấy mẹ trừng mắt thì hơi phanh lại tí nhưng vẫn cố há há miệng ra chuẩn bị cắn. Nếu cắn, mẹ phát cho một cái thật đau (đánh thẳng tay í). Lần sau bé sẽ chừa”.
 ’Điều trị’ bé thích cắn người khác   - Tin180.com (Ảnh 1)
Vào độ tuổi mọc răng, bé hay thích cắn đồ vật và cắn người khác

Ứng phó với nhiều “kiểu cắn” của bé

Theo kinh nghiệm của các mẹ cho thấy, bé sẽ bớt cắn hoặc ngừng cắn khi bé đã biết nói và mọc răng nhiều hơn. Giai đoạn này sẽ qua đi và bố mẹ không phải quá lo lắng về chuyện bị bé cắn. Nhưng có thể áp dụng một số mẹo sau nhé!

Bé cắn vì ngứa lợi. Nên cho bé một vật đồ chơi mềm dành cho trẻ mọc răng như ngậm răng bằn nhựa không độc hại, có chứa nước bên trong. Hoặc có thể cho con một vài tờ giấy lau răng hiện nay có bán trên thị trường để con cắn.

Bé cắn mọi thứ xung quanh để khám phá. Mẹ cần hướng dẫn bé khám phá tìm hiểu thế giới bằng tay và chân. Nếu con vẫn muốn cắn, hãy mua cho con đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa an toàn, không độc hại. Nếu con có trót gặm thì không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

Bé cắn vì tức giận. Mẹ nên hạ hỏa cho con bằng cách nói với con không được phản kháng bằng việc cắn. Bố mẹ đặc biệt lưu ý không nên coi việc cắn như là một trò đùa hay thỉnh thoảng cắn trêu bé, làm bé tức giận và bắt chước. Cần giúp bé hiểu được cắn là một việc làm sai lầm và gây đau cho người khác.

Thu Hằng (Tổng hợp)
(theo afamily)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.