ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Tay không” về nhà chồng
Friday, September 3, 2010 18:55
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Lóng ngóng việc bếp núc, không biết sắp xếp việc nhà, không có kế hoạch quản lý chi tiêu trong gia đình nên hầu như ngày nào Mai cũng bị mẹ chồng “lườm lên nguýt xuống”.

Trăm mối lo riêng

Để chuẩn bị cho đám cưới của mình vào tháng tới, Hân (Khương Trung, Hà Nội) có rất nhiều việc phải lo. Hân băn khoăn, hồi hộp về tương lai cuộc sống vợ chồng.

Gần 30 tuổi nhưng Hân rất “ngố”, hổng nhiều kiến thức làm vợ, làm mẹ, nên cách Hân bổ sung thông tin là vùi đầu đọc mạng. Kết chồng tương lai là hàng xóm cạnh nhà nên Vân (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) đã được bố mẹ “tìm hiểu” hộ về gia đình chàng. Cũng vì thế Vân không mấy lo việc phải nhập gia tùy tục bên nhà chồng ra sao.

Điều Vân lo lắng lại là những ngày “hậu” đám cưới. Yêu nhau hơn 1 năm, chồng tương lai của Vân tỏ ra tâm lý và luôn chiều chuộng cô. Song, Vân “lo xa” khi về sống cùng nhau, phải đối mặt với nhiều vấn đề như sinh con, chăm sóc, giáo dục con sẽ dẫn đến nhiều bất đồng, mâu thuẫn giữa hai người.

Nhiều cô gái trước đám cưới đều “ôm” những mối lo nhưng họ lại có cùng cách trấn an tâm lý là mọi việc sẽ ổn thỏa sau khi cưới. Với họ, việc trang bị những kiến thức tiền hôn nhân, gặp chuyên gia tư vấn là không cần thiết nếu không xảy ra vấn đề gì đặc biệt. Và thực tế, không ít bạn gái đã thất vọng về cuộc sống hôn nhân do chưa được trang bị kỹ năng chung sống.

Tay không’ về nhà chồng - Tin180.com (Ảnh 1)

Cũng giống như Hân, từ nhỏ đến lớn không phải động tay vào việc gì, chỉ chuyên tâm vào học nên trước ngày cưới vài tháng, Mai (29 tuổi, Đội Cấn, Hà Nội) đã bị sốc tâm lý. Thay cho tâm trạng háo hức thường thấy ở những cô dâu sắp lấy chồng, Mai lại lo “phát sốt phát rét”. Cô không biết cách hòa hợp với sinh hoạt của nhà chồng như thế nào? Làm tròn bổn phận của người con dâu ra sao?… Lóng ngóng việc bếp núc, không biết sắp xếp việc nhà, không có kế hoạch quản lý chi tiêu trong gia đình nên hầu như ngày nào Mai cũng bị mẹ chồng “lườm lên nguýt xuống”.

Từ ngày về làm dâu, không khí trong gia đình chồng Mai luôn trong tình trạng “căng như dây đàn”. Những lúc như thế, Mai đã ước giá cô có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn…

Kênh tư vấn còn mỏng

Ngoài các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, ở các tỉnh hầu như không có các lớp tiền hôn nhân. Ngay ở Hà Nội, cũng chỉ có một vài địa chỉ hiếm hoi như tại Nhà thờ Thái Hà và Công ty Cổ phần Tham vấn, Nghiên cứu và Tâm lý học cuộc sống (Share)…

Chị Nguyễn Thị Chính, cán bộ tham vấn và đào tạo ở Share cho biết: Không nhiều bạn trẻ nhận thấy tư vấn tiền hôn nhân là quan trọng. Mới kết hôn cũng là một giai đoạn “khủng hoảng” trong đời sống gia đình. Bởi đây là giai đoạn đầu tiên, hai người với tính cách, thói quen và cách thức giáo dục khác nhau về chung sống dưới một mái nhà, bởi ngoài sự khác biệt của hai người còn sự khác biệt về cách sống của hai gia đình.

Thậm chí, ngay cả khi gia đình đôi bên và hai vợ chồng có nhiều điểm tương đồng thì giữa một người đã kết hôn với người còn sống độc lập cũng có rất nhiều cái mới. Chính vì thế, nếu cả hai không có sự chuẩn bị để thích nghi thì rắc rối hôn nhân có thể xảy ra.

Rắc rối ở mức độ đơn giản như cảm thấy không hài lòng với nhau, khó khăn trong cách cư xử… đến cảm giác bực tức, khó chịu, ghét bỏ… dẫn đến mâu thuẫn, xung đột, cãi vã.

Mâu thuẫn có thể xảy đến từ mọi chuyện như: Chi tiêu, cách ứng xử, việc nuôi dạy con cái, đời sống tình dục… Cũng theo chị Chính, khi kết hôn, mỗi người cần thiết lập cho mình kỹ năng chung sống để dung hòa sự khác biệt và nhu cầu của người này không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người kia.

Có rất nhiều kỹ năng khác nhau: Lập kế hoạch hôn nhân, quản lý tài chính gia đình, giải quyết mâu thuẫn… Trong đó, giao tiếp ứng xử được đánh giá là kỹ năng quan trọng nhất. Đó là sự giao tiếp giữa các thế hệ (con dâu với bố mẹ chồng, anh chị em nhà chồng, con rể với gia đình vợ) và giữa vợ chồng với nhau…

Kiến thức về gia đình, sức khỏe sinh sản nếu chỉ học cấp tốc thì cũng như mảng vá, không thể là bức tranh hoàn chỉnh và đẹp mắt được. Chính vì vậy, để con gái tự tin bước vào cuộc sống hôn nhân, các bậc cha mẹ cần phải trang bị kiến thức cho con từ tuổi vị thành niên. Tích luỹ dần và trau dồi trong nhiều năm các cô gái sẽ có được những kỹ năng thực thụ.

(Theo TGPN, afamily)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.