ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Câu chuyện Xin ba mẹ đừng “lồng kiếng” con!: Mẹ ơi, đừng làm ”vệ sĩ” của con!
Wednesday, October 20, 2010 15:23
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Từ khi tôi vào lớp 9, nhiều người thường khen tôi dễ coi, xinh xắn. Cũng vì vậy mà mẹ mất ăn mất ngủ, bảo rằng con gái bây giờ mà không giữ gìn thì “bị cho vào tròng” như chơi. Từ đó, mẹ trở thành “vệ sĩ” của tôi, quản tôi chặt đến nghẹt thở.

Câu chuyện Xin ba mẹ đừng ’lồng kiếng’ con!:  Mẹ ơi, đừng làm ’vệ sĩ’ của con! - Tin180.com (Ảnh 1)
Tôi muốn được sống như mình mong muốn – Ảnh minh họa: Khểnh

Có hôm mẹ đang nấu ăn, vừa nghe điện thoại di động của tôi reo là mẹ sấn lại đòi kiểm tra và khăng khăng cho rằng đang có cậu bạn trai nào đó tán tỉnh tôi.

Hôm đi dự sinh nhật bạn, tôi mặc chiếc váy hoa khá kín đáo, thoa chút son dưỡng môi, vậy mà mẹ gọi giật lại: “Mày vào thay đồ ngay, váy với víu cái gì? Định theo chúng nó đi khoe hàng hả? Lại còn phấn son nữa chứ?”.

Bạn bè tôi gồm những ai, tên gì, nhà ở đâu, số điện thoại, bố mẹ làm gì, gia đình có gia giáo không… – mẹ tôi đều nắm chắc trong lòng bàn tay. Lúc nào mẹ cũng nói câu: “Lừ đừ mà đấm chết voi” để răn tôi phải biết tìm bạn mà chơi, đừng dễ tin người mà mắc bẫy.

Mẹ cũng thường gọi điện cho các bạn cùng lớp tôi để dò hỏi, kiểm tra, vặn vẹo bạn bè tôi cứ như tội phạm. Có bạn còn bị mẹ tôi tra vấn gần nửa giờ mới tha chỉ với những câu hỏi kiểu như: “Sáng nay cái Thoa nhà cô có đi học không? Nó có thường xuyên nhìn ra ngoài không?”. Rồi hết cái để hỏi, mẹ lại hỏi xem trên lớp tôi có bị ai bắt nạt không.

Chỉ cần thấy tôi đi cùng một cậu bạn trai nào đó thân mật chút thôi, mẹ liền “lên dây cót”: “Chúng mày định đưa nhau vào nhà nghỉ hả?”.

Thế là cậu bạn tôi “chạy mất dép”, chẳng nói lại được gì, còn tôi đứng trân trối nhìn mẹ.

Bạn bè trong lớp lại truyền tai nhau về việc mẹ tôi gọi điện hỏi những gì, tôi được mẹ “quan tâm” ra sao khiến tôi xấu hổ.

Mẹ cũng là phụ huynh nhiệt tình nhất khi thường xuyên đến lớp gặp cô giáo chủ nhiệm. Cô giáo cũng có lần mệt nhoài vì những câu hỏi của mẹ tôi. Thỉnh thoảng mẹ lại đứng ngoài cửa lớp, xem tôi có học hành tử tế hay chỉ lo tám chuyện, “bùng” tiết đi chơi. Có bạn chỉ tay ra hiệu với nhau: “Vệ sĩ của cái Thoa lại đến điều tra rồi tụi bay!”, thế là những tiếng cười khúc khích vang lên, tôi đỏ ửng mặt rồi khóc nức nở.

Bố tôi không đồng tình với cách dạy con của mẹ nên hai người thường cãi nhau. Bố nói rằng kiểm soát con chặt quá cũng có cái hại, con sẽ sinh ra tính đối phó. Nhưng mẹ lại cho rằng bố bao che cho tôi: “Nó là con gái nên tôi phải lo, để ẩy bụng ra thì khi đó có đeo mo cũng chẳng hết nhục”.

Bố từng động viên, an ủi tôi: “Phải sống với lũ thôi, tính mẹ như vậy chỉ còn cách im lặng. Bố tin vào con”. Nhiều lúc dù rất uất ức bởi những việc làm của mẹ, thấy mình bị tổn thương, nhưng sau đó tôi cũng quen và giống như miễn dịch với cách yêu của mẹ vậy.

Mẹ nào chẳng thương con nhưng cách thương con “quá đáng” của mẹ tôi thấy mình như đang bị bao bọc, mụ mị từng ngày. Sau mấy năm cấp III, tôi chẳng có người bạn nào thân thiết (dù bạn trai hay bạn gái) vì ai cũng ngại bị mẹ tôi tra khảo, hỏi han, làm phiền.

Kỳ thi đại học vừa rồi tôi trượt, mẹ khóc hết nước mắt. Chỉ vì bị mẹ kiểm soát, “lồng kiếng” khắt khe nên tôi mới sinh ra tính mặc kệ, chỉ lo đối phó. Tôi biết trong các mối quan hệ bạn bè, nhất là khi tôi đang ở tuổi ăn, tuổi lớn, được mẹ quan tâm là cần thiết. Nhưng chính cách yêu của mẹ khiến tôi trở nên “nhờn thuốc”.

Kim Thoa
(theo tuoitre)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.