ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khi sếp nữ tranh giành ‘ngôi vị’
Thursday, October 28, 2010 14:43
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đang trong giờ làm việc, sếp Hà gọi Hương vào phòng hỏi chuyện công việc đã quen chưa, rồi hỏi chuyện gia đình. Là nhân viên mới, Hương cũng cảm thấy ấm áp lòng khi được sếp quan tâm….

Nhưng đột ngột sếp chuyển giọng thì thầm: “Sếp Lan có nói chuyện gì với em không?”. “Chuyện gì là chuyện gì ạ?”, Hương ngơ ngác dường như không hiểu. Sếp Hà hạ giọng: “Ừ, không nói chuyện gì thì thôi, nhưng nói cũng chẳng sao mà…”.

Hương lờ mờ nhận ra mấu chốt vấn đề hoá ra ở chỗ “bếp núc” của hai sếp. Chả là công ty có hai mảng truyền thông và đào tạo riêng biệt, mỗi sếp nữ giữ một mảng. Sếp Lan phụ trách mảng truyền thông và đảm nhận nhân sự chung, sếp Hà phụ trách đào tạo. Đều là sếp nữ nên chuyện va chạm cũng là “nữ nhi thường tình”.

Sếp Hà mới 30 tuổi, được chồng chiều chuộng, vì vậy tính tình nhiều lúc “nhí nhảnh như con cá cảnh”. “Sì-tai” của sếp vô cùng đặc biệt, cứ màu nào chóe nhất, “hót” nhất thì sếp diện. Mỗi hôm sếp biểu diễn một bộ, nhìn vào cứ như “tắc kè hoa đổi màu”. Ấy vậy nhưng, hoặc là phải khen sếp mặc đẹp, hoặc cười thật tươi với sếp, chứ nếu lỡ chê sếp thì coi chừng gặp họa.

Khi sếp nữ tranh giành ’ngôi vị’ - Tin180.com (Ảnh 1)
Sếp Lan khéo léo lôi kéo được khá nhiều nhân viên, cổ phần lại cao hơn,
nên đã thắng trong cuộc “bầu bán”… (ảnh minh họa)

Cuối tháng đó, sếp sẽ soi từng li từng tí việc nhân viên đó đi muộn thế nào, về sớm ra sao, rồi trừ xoẹt vào lương, và dĩ nhiên cái khoản hỗ trợ ăn trưa cũng bị cắt vì được coi là “nhân viên không gương mẫu”. Sếp Hà buôn điện thoại thì “thôi rồi”, cái giọng thì lanh lảnh, mà nói dài, nói khéo quá. Ai nghe lần đầu cũng thấy mát lòng mát dạ, nhưng đảm bảo người ta không muốn nghe quá 3 lần.

Sếp Lan thì “cái sự khéo” không lộ liễu như sếp Hà, bởi sếp là sếp tổng nên dĩ nhiên không thể xuề xòa, dễ dãi với nhân viên. Phòng sếp ở cạnh phòng nhân viên trực tổng đài, với tần suất trực 24/24/7 thì nhiều khi phải “ăn dầm ở dề” ngay tại nơi làm việc, vừa đánh máy vừa tranh thủ nhai bánh mì là chuyện thường. Với sếp Hà thì chuyện ấy có thể chấp nhận. Nhưng vốn khó tính, sếp Lan không cho phép ai được ăn trong phòng, vì mỗi lần sếp “lượn” sang, có chút mùi trong phòng là sếp không vừa ý. Nhân viên phải chia thời gian để ăn trưa, rồi lại tranh thủ vào trực. Có những cuộc tiếp chuyện khách hàng kéo dài, nhân viên đói bụng chỉ lén ăn kẹo hoặc bánh ngọt, để lại những suất ăn lay lắt từ trưa sang chiều.

Sếp Hà được thể, mỗi lần nói chuyện với nhân viên nào cũng đem chuyện sếp Lan khó tính ra để so bì với lòng “thương nhân viên” của mình. Dĩ nhiên khó tính như sếp Lan cũng làm nhân viên ngộp thở, nhưng “nhiều chuyện” như sếp Hà cũng khiến nhân viên bối rối. Ai cũng sợ rằng, nếu mình lỡ miệng hùa theo mà nói xấu sếp Lan, biết đâu rằng cái miệng “dẻo như kẹo” của sếp Hà sẽ phản pháo lại nếu có điều gì không vừa ý sếp. Lúc đó người gánh chịu mọi trách nhiệm lại chính là nhân viên.

Khi sếp nữ tranh giành ’ngôi vị’ - Tin180.com (Ảnh 2)
Sếp Hà ngoài mặt thì vẫn “dẻo như kẹo” nhưng trong bụng thì ấm ức vô cùng, sếp ngấm ngầm lôi kéo nhân viên bằng những chiêu lấy lòng họ (ảnh minh họa)

Chồng sếp Lan là doanh nhân thành đạt, gia đình rất giàu có, nên sếp toàn dùng hàng hiệu chính hãng, đồ sếp ăn phải là của siêu thị, nhà hàng, hoặc phải có nguồn gốc an toàn. Trong khi đó sếp Hà thì bình dân hơn, nhân viên có đồ ăn gì mang đến, nếu vui miệng sếp có thể bốc bải ăn cùng nhân viên như “cùng hội cùng thuyền”.

Rất nhiều lần sếp Lan đã nói ý với sếp Hà nên giữ khoảng cách với nhân viên, đừng đối xử với nhân viên kiểu “bằng vai phải lứa”. Còn sếp Hà phản pháo sau lưng sếp Lan rằng sếp Lan là kẻ độc tài, kênh kiệu, không hoà đồng với nhân viên…

Lần họp Hội đồng quản trị của Tổng công ty đợt vừa rồi, sếp Lan lại thắng thế, trong khi cổ phần của sếp Hà “chỉ kém tí ti”. Đó là lý do sếp Hà bực bội, dò xét thái độ của nhân viên về sếp Lan. Thái độ “thua đủ” một cách ngấm ngầm của sếp Hà khiến nhân viên thường ở trong trạng thái nơm nớp lo sợ. Họ sợ cái cách sếp Hà cứ tươi cười gọi vào phòng riêng, dăm câu ba điều rồi kể công mình, nói xấu người khác. Lúc đó nhân viên vì nể sếp mà ngồi nghe, chứ thực tâm họ chẳng muốn nghe những chuyện như thế, bởi tâm lý người lao động chỉ mong mọi chuyện yên ổn, họ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và lành mạnh, chứ chẳng ai muốn nghe điều nọ tiếng kia, hay bị ngấm ngầm lôi kéo, chia bè kết phái.

Khi sếp nữ tranh giành ’ngôi vị’ - Tin180.com (Ảnh 3)
Cánh nhân viên thì hết sức hoang mang, họ bàn tán nhau làm thế nào để
thoát khỏi cuộc chiến ngầm của các sếp một cách an toàn nhất (ảnh minh họa)

Đã có rất nhiều nhân viên bị sa thải vì không làm vừa lòng các sếp. Cũng có nhiều người tìm cách ra đi vì thấy ngột ngạt bởi “chiến tranh ngầm” lôi kéo nhân viên của các sếp. Một số ít sẽ lặng lẽ đứng về một phe nhất định, số trung gian thì luôn làm việc trong một trạng thái nặng nề…

Các sếp đâu biết rằng, dù ngoài mặt nhân viên cứ “dạ – vâng” khi nghe chuyện của các sếp, nhưng thực tâm họ chỉ mong rằng các sếp nữ hãy bớt đi cái thói đố kị kiểu “nữ nhi thường tình” nhỏ mọn, soi xét nhau, để nhân viên dễ thở hơn, hào hứng đến công ty hơn. Và quan trọng nhất, hình ảnh các sếp trong mắt họ đẹp thực sự hơn.

Là nhân viên mới, Hương rất ý thức về vai trò của mình, cô chủ động tránh lân la nghe chuyện của các sếp, cô cũng đứng ngoài tất cả các bàn tán, thị phi. Nhưng Hương cũng thực sự lo lắng không biết rằng, cô sẽ đứng trung lập quan điểm ở công ty này được bao lâu nữa?

(Theo Eva)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.