Tuần này, các nhà quan sát thiên văn có thể quan sát mưa sao băng được cho là đến từ sao chổi Halley, sao chổi có quỹ đạo bay quanh mặt trời 76 năm một lần.
Sao băng được biết đến với tên gọi Orionid là phiên bản nhỏ hơn của mưa sao băng Perseid xảy ra cuối tháng 8 vừa rồi. Vì sao băng này dường như xuất hiện từ phía bắc của ngôi sao Betelgeuse trong chòm sao Orion.
Mưa sao băng Orionid năm ngoái, nhìn từ đài quan sát gần Sofia Bulgaria (Ảnh: AP)
Những sao băng này được cho là bụi thiên thạch rơi lại từ sao chổi Halley quanh mặt trời di chuyển ngược với hướng chuyển động của Trái đất. Sao băng Orionid đã được nhìn thấy mờ mờ từ khoảng đầu tháng 10 này.
Tuy nhiên, hoạt động của nó được dự báo sẽ rõ nhất từ ngày 17 đến 25/10, dự kiến đến đỉnh điểm sẽ diễn ra vào ngày 21/10 này.
“Mưa sao băng Orionid thường ít khi có thể nhìn thấy được ở các đô thị,” chuyên gia sao băng Robert Lunsford, nói trên trang web Space.com.
Vì vậy rất khuyến khích hoạt động quan sát Orionid ở các vùng ngoại vi- ngoại ô.
Mưa sao băng toả sáng rạng rỡ hình vòi hoa sen sẽ ở gần đường xích đạo. Có nghĩa là, người quan sát có thể chiêm ngưỡng các thiên thạch này ở cả hai bán cầu Bắc và Nam.
Tuy nhiên, dự kiến sẽ có nhiều hạn chế khi quan sát mưa sao băng vì mặt trăng sẽ tỏa sáng trong thời gian này, và vì thế sẽ giảm số lượng sao băng có thể quan sát được.
Nếu trời quang, ước tính sao băng Orionid sẽ trút trận mưa gồm từ 20 đến 30 sao băng mỗi giờ. Sự gần gũi về khoảng cách quỹ đạo của sao chổi Halley với Trái đất, đã gây ra những trận mưa thiên thạch dự kiến sẽ tung ra trên bầu khí quyển với tốc độ khoảng 66 km/giây.
Từ Trái đất có thể thấy nhiều thiên thạch, tốc độ của các thiên thạch này có thể sẽ thua tốc độ sao băng Leonid, dự kiến sẽ xuất hiện trong tháng 11 tới.
(theo bee)