Giao diện giả lập vụ va chạm tiểu hành tinh – trái đất.
Từ màn hình máy tính, người dùng có thể nhập vào các dữ liệu giả thuyết như kích cỡ của tiểu hành tinh, vận tốc bay, hình dáng, góc độ va chạm và họ phải ở khoảng cách bao xa so với vụ nổ mới được an toàn.
Nếu không hình dung được độ lớn của tiểu hành tinh, người dùng được quyền lựa chọn dựa theo sự so sánh với vật thể có kích cỡ tương đương: xe buýt, cá voi, tòa cao ốc Empire State… Thuật toán trên website này sẽ tính toán ảnh hưởng va chạm tiểu hành tinh trên trục trái đất.
Website này có tên gọi là Impact Earth, là ý tưởng của các nhà khoa học tại đại học Purdue (Mỹ) và Imperial College London. Đó là bản nâng cấp của phiên bản 2004 dựa trên các tính toán khoa học mới. Báo Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Gareth Collins, một trong những tính năng bổ sung mới là ước tính chiều cao của sóng thần khi tiểu hành tinh tác động đến các đại dương. Nếu kích cỡ trung bình của tiểu hành tinh bằng một chiếc xe hơi thì khi đi vào bầu khí quyển trái đất sẽ tạo ra một quả cầu lửa rất ngoạn mục trên bầu trời. Website Impact Earth mở cửa rộng rãi cho mọi người trên thế giới để tăng cường sự hiểu biết về vấn đề mà trái đất có thể gặp phải.
Một cuộc khảo sát các ngôi sao có tên gọi Pan-STARRS đã được thực hiện bởi các nhà thiên văn học để giám sát những tiểu hành tinh nào có khả năng “viếng thăm” chúng ta. Đặc biệt cần dán nhãn “nguy hiểm” đối với những vật thể có khả năng va chạm trong vòng 50 năm đến. Khai thác cách giả lập vụ va chạm giữa tiểu hành tinh và trái đất tại địa chỉ www.purdue.edu/impactearth.
(theo khoahoc)