ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Giải pháp cho người ‘nghiện’ việc
Thursday, December 2, 2010 15:36
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiện việc – nghe có vẻ như đó là một người luôn toàn tâm toàn ý với công việc, luôn cống hiến hết mình nơi công sở. Tuy nhiên, đó lại là vấn đề thuộc về tính cách và những người mắc chứng “nghiện việc” thường có xu hướng bỏ bê gia đình, bạn bè và người thân.

Buổi tối thứ 7, lẽ ra đó là khoảng thời gian tụ tập bạn bè hay quây quần bên gia đình thì bạn lại vác máy tính về nhà, trốn vào phòng riêng để… làm việc. Bạn luôn đặt công việc lên hàng đầu và dù nửa đêm hay sáng sớm, bạn cũng không nề hà với công việc. Dần dần, bạn trở thành tín đồ của công việc, một kẻ tham công tiếc việc và sẵn sàng từ bỏ những mối quan tâm khác.

Nghiện việc – nghe có vẻ như đó là một người luôn toàn tâm toàn ý với công việc, luôn cống hiến hết mình nơi công sở. Tuy nhiên, đó lại là vấn đề thuộc về tính cách và những người mắc chứng “nghiện việc” thường có xu hướng bỏ bê gia đình, bạn bè và người thân. Sếp luôn đánh giá cao những người có năng lực, có nhiều đóng góp cho công ty nhưng không có nghĩa là muốn bạn thành một người nghiện việc mà vô trách nhiệm với gia đình.

Có thể bạn nghĩ rằng, nghiện việc là tốt, là cách để tăng uy tín và danh dự của bạn với công việc. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ sai lầm. Có câu nói rằng, khi còn trẻ, người ta bán sức khỏe để làm việc, kiếm tiền, còn khi có tuổi, họ lấy tiền đó để đi mua sức khỏe. Nghĩa là, nếu bạn quá nghiện việc, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như đời sống tinh thần của bạn.

Giải pháp cho người ’nghiện’ việc - Tin180.com (Ảnh 1)

Vì thế, tốt nhất là bạn hãy kiểm chứng xem mình có phải là kẻ nghiện việc không và có sự điều chính cho phù hợp:

- Làm việc ngoài giờ

Dấu hiệu:

Ngày làm việc đã kết thúc, mọi người đã rục rịch về nhà, thế nhưng bạn vẫn coi như không có gì xảy ra, vẫn cắm đầu vào làm việc. Buổi tối về nhà, ngày nghỉ cuối tuần hoặc kỳ nghỉ đặc biệt nào đó bạn đều cảm thấy chán nản, mọi suy nghĩ của bạn vẫn luẩn quẩn quanh chuyện công việc, làm thế nào để công việc hiệu quả hơn mà thôi. Đó là dấu hiệu chứng tỏ bạn bắt đầu nghiện việc và nguy cơ tổn hại trí não, sức khỏe, bệnh tật chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.

Giải pháp:

Nếu thường xuyên làm việc ở nhà, bạn nên bố trí một không gian làm việc yên tĩnh, đầy đủ trang thiết bị như ở văn phòng vậy. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải theo dõi xem mình làm việc mấy tiếng ở nhà để xây dựng kế hoạch phù hợp, dần giảm bớt thời gian làm việc ở nhà. Giai đoạn đầu, bạn có thể cảm thấy lo lắng và thật khó khăn khi phải “cai” việc, tuy nhiên, những triệu chứng đó sẽ dần mất đi và cơ thể bạn ngày càng khỏe khoắn lên trông thấy.

Trong thời gian thay đổi này, bạn nên tranh thủ kiểm tra sức khỏe và xin những bài tập rèn luyện thể lực từ bác sĩ. Phải đảm bảo bạn có chế độ ăn uống phù hợp, thể lực tốt trước khi có các kế hoạch đi nghỉ ngơi tiếp theo.

- Luôn trong tư thế sẵn sàng với công việc

Dấu hiệu:

Có thể, bạn không có mặt ở văn phòng suốt ngày nhưng điện thoại luôn trong tình trạng chờ cuộc gọi từ khách hàng, đồng nghiệp, máy tính luôn để ở chế độ sẵn sàng truy cập. Bạn chỉ cảm giác mình luôn sẵn sàng với công việc nhưng thực tế, bạn đang ưu tiên công việc hơn mọi thứ khác rồi đấy. Lúc đó, thời gian và tâm sức cho những việc khác cũng ít đi rất nhiều.

Giải pháp:

Nếu bạn luôn trong tình trạng chờ đợi công việc, hãy tìm cho mình những mối quan tâm và sở thích khác. Tâm trí của bạn sẽ ít nhiều tập trung vào những sở thích đó và không quá nặng nề vào công việc nữa.

Đó có thể là sở thích về thể thao như bóng đá, chơi golf… nhưng tốt nhất là tùy vào sở thích của bản thân để có sự cân bằng phù hợp.

Và để duy trì sự cân bằng này, bạn nên tìm một người tư vấn tâm lý hay một nhà tâm lý học để trò chuyện. Nếu bạn cảm thấy mình đang dần ngắt bớt kết nối với công ty, đừng lo lắng quá, đó chỉ là dấu hiệu giúp bạn bớt nghiện việc mà thôi.

- Mở miệng ra là… công việc

Dấu hiệu:

Bạn luôn cảm thấy hạnh phúc khi nói về công việc, không chỉ với bạn bè, đồng nghiệp mà còn cả người thân của mình. Bạn có thể ngồi hằng giờ để nói về công việc nếu có người sẵn sàng lắng nghe, chủ đề là về một dự án bạn đang làm, một mảng mới công ty mới mở rộng thêm hay về một vị sếp mà bạn không thích… Công việc là mối quan tâm thường trực của bạn và là kênh duy nhất kết nối bạn với mọi người.

Giải pháp:

Công việc khiến bạn phải bận tâm nhưng không có nghĩa cứ phải bô bô kể lể với mọi người. Bạn bè, người thân luôn cần sự quan tâm, chăm sóc của bạn chứ không phải cần bạn kể cho họ nghe về công việc.

Vì thế, bạn hãy tranh thủ thời gian bên gia đình, gặp gỡ bạn bè thân thiết và nói những câu chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ. Hơn thế, bạn nên tranh thủ lắng nghe người thân của mình, nghe nhưng tâm tư, nguyện vọng và chia sẻ quan điểm với họ về cuộc sống, gia đình và những mối quan tâm khác, miễn không phải là công việc.

Đam mê công việc là tốt nhưng đừng biến mình thành kẻ “nghiện” việc mà quên đi những mối quan hệ khác. Thay vì cứ cắm đầu cắm cổ vào công việc, hãy tạo cho mình sự cân bằng giữa gia đình, cuộc sống cá nhân với sự nghiệp, đó sẽ là một lựa chọn khôn ngoan.

Hải Như
(Theo Askmen, BĐVN)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.