Tầng mây H2SO4 được hình thành bởi sự kết hợp giữa khí SO2 với hơi nước do sự phun trào núi lửa trên bề mặt Sao Kim. Khi ở độ cao trên 70km so với bề mặt Sao Kim, tầng mây H2SO4 sẽ bị biến mất do sự bức xạ mạnh của Mặt Trời.
Tuy nhiên, số liệu thu được từ tàu thăm dò “Venus Express” của Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu tiến hành năm 2008 lại phát hiện tồn tại lớp khí SO2 ở độ cao từ 90-110km so với bề mặt Sao Kim. Điều này khiến nhiều chuyên gia không giải thích được.
Theo giải mã của các nhà khoa học, trong tầng mây H2SO4 của khí quyển Sao Kim, một bộ phận H2SO4 đã bốc hơi và “chạy” lên tầng khí quyển cao hơn. Ở vị trí tầng khí quyển cao hơn này, các H2SO4 sẽ phân hóa dưới tác dụng của bức xạ Mặt Trời, và qua đó giải phóng khí SO2.
Tàu thăm dò “Venus Express” đã được phóng lên không gian vào tháng 11/2005 để thực hiện sứ mệnh thăm dò tầng khí quyển Sao Kim, môi trường ion và sự tương tác với gió Mặt Trời.
(theo khoahoc)