Trong công việc có những ranh giới mà chúng ta không nên vượt qua, bởi đó chính là cạm bẫy ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp của bạn.
1. Không nên chạm vào móng vuốt của sếp
Ranh giới thứ nhất chính là có rất nhiều nhân viên thích công khai chống đối lại cấp trên.
Cấp trên giống như con hổ oai nguy. Đừng bao giờ cho rằng chú hổ đã được thuần hóa thì sẽ dễ bị bắt nạt, nếu trêu đùa chúng bạn vẫn có thể bị chúng làm tổn thương. Trong công việc dù cấp trên cần sự trợ giúp đắc lực từ phía nhân viên của mình, nhưng một khi bạn đã vượt qua ranh giới chịu đựng của sếp thì kết quả bạn sẽ: một là bạn hãy đánh bại cấp trên của mình và chiếm lấy vị trí đó; hai là bị cấp trên sa thải một cách không thương tiếc. Thông thường kết quả thứ hai sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn. Để đánh bại sếp của mình hãy có đủ bằng chứng chứng minh sếp là người thiếu năng lực.
2. Không nên nghe theo tin đồn của đồng nghiệp
Nhiều nhân viên rất hứng thú với tin đồn về cấp trên. Nếu bạn nằm trong số đó, chỉ có thể nói rằng bạn không có duyên với sự thăng quan tiến chức. Trong công việc, loại người dễ được nâng đỡ, thăng tiến chính là: nhân viên ngố ( chỉ quan tâm làm việc không mong chờ được bồi đáp ); thông minh thủ đoạn ( có thể lực vững chắc về chính trị ); sắc xảo khéo léo ( miệng lưỡi khôn khéo ); gia đình giàu có thế lực ( có quan hệ với cấp cao).
Nếu bạn chỉ là một nhân viên bình thường, hãy chứng tỏ mình là một nhân viên ngờ nghệch. Chăm chỉ làm việc, nỗ lực dưới sự quản lý và chỉ bảo của sếp, nắm bắt chính trường và phe phái trong công ty, nhưng tuyệt đối không tham dự vào chuyện thị phi. Nếu sếp là người thích nghe tin đồn sẽ có hai điều bất lợi: thứ nhất, bạn hiểu biết nhiều vấn đề nếu một ngày được thăng chức, bạn sẽ bị chính người nói những bí mật đó với bạn khinh ghét; thứ hai, bạn nghe ngóng tin đồn chính là điểm yếu để người khác uy hiếp bạn, khi gặp khó khăn đây chính là nhược điểm lợi dụng để đánh bại bạn. Vì vậy, hãy coi tin đồn trong công việc là cơn gió thoảng qua, không nên chú trọng đến chúng. Sẽ có người cho bạn biết vì có rất nhiều người khác thích buôn chuyện.
3. Không nên đục nước béo cò
Trong công việc, người bị hạ bệ thông thường chỉ là nhân vật nhỏ, sau lưng anh ta có thể là nhân vật có thể lực. Cho dù bị xử lý nhưng vì không muốn làm to chuyên bởi người đỡ đầu sau anh ta nên cấp trên cũng chỉ làm cho quan chuyện. Nếu lúc này, bạn coi đây là cơ hội thừa thắng xông lên, làm mọi việc to chuyện thì không những cấp trên bị khiển trách, mà vị trí bạn đang có cũng khó bảo toàn.
4. Quá hiếu thắng
Nhiều nhân viên trẻ thích làm việc theo ỷ tưởng riêng của mình, cho rằng đó là giá trị của bản thân. Nhưng trong môi trường làm việc tại Việt Nam hiện nay, điều đó là sai lầm. Bạn nên học cách thích ứng, nắm bắt môi trường văn hóa tại nơi mình tham gia công tác. Nếu sếp không vừa ý về bạn thì dù là người có năng lực đến đâu hoặc gặp phải người cấp trên thiếu năng lực thì hãy lựa chọn sự ra đi bởi bạn khó có thể tồn tại lâu dài dưới quyền của anh/ chị ta. Nếu bạn chấp nhận tính cách anh/ chị ta, hãy thích ứng và làm theo suy nghĩ của sếp. Người sếp có năng lực sẽ tham khảo ý kiến của cấp dưới, kết luận dù không phải là điều bạn hoàn toàn ủng hộ nhưng một khi sếp đã quyết thì hãy thuận theo và hoàn thành tốt chúng, sếp được khen thưởng thì bạn cũng sẽ được hưởng lợi theo.
5. Không nên có quá nhiều ý tưởng trước khi mình mạnh mẽ
Đừng cho bản thân có học vị, bằng cấp và năng lực hơn cả cấp trên bởi trong mọi trường hợp thì cấp trên vẫn luôn hơn bạn về địa vị. Vì vậy, với tư cách là người mới, hãy thể hiện mình là con người khiêm tốn. Không nên thể hiện toàn bộ năng lực của mình, bởi sếp sẽ cảm nhận được sự uy hiếp từ phía bạn. Cho dù không có ý xấu nhưng vì bảo toàn chức vị và dang vọng cảu mình, áp lực bạn mang đến vô hình chung khiến sếp bất an và muốn làm khó bạn.
(theo dantri, zing)