Từ thông tin của Peter về sự tồn tại của 4 khối bụi khói ở ngoài Thái dương hệ, nhóm các nhà nghiên cứu thiên văn tại Đại học California Lick-Carnegie (được coi là đồng phát hiện với Peter) đã đặt tên cho các hành tinh này là: HD31253b, HD218566b, HD177830c và HD99492c. Phát hiện của Peter Jalowiczor đã được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal.
Peter đã sử dụng hai máy tính tại nhà, trải qua nhiều đêm phân tích, đo lường các dữ liệu không gian mà các nhà khoa học tại Đại học Santa Cruz thu thập được và phát hành từ năm 2005. Các nhà khoa học tin rằng việc công bố dữ liệu thu thập được qua nhiều thập niên sẽ giúp các nhà thiên văn học nghiệp dư có thể phát hiện được những điều mà người khác có thể bỏ qua.
Sau hàng trăm giờ nghiên cứu kể từ năm 2007, cuối cùng Peter Jalowiczor đã có được kết quả tốt đẹp. Báo Daily Mail dẫn lời Peter Jalowiczor cho biết ông đã cố gắng tìm kiếm những sự thay đổi rất mờ nhạt từ các ngôi sao, qua đó nhận thấy có những thay đổi mà ông nghi ngờ là các hành tinh lạ. Sau đó ông gửi thông tin chi tiết đến các nhà khoa học tại Đại học Santa Cruz.
Do các hành tinh ở quá xa, ngoài tầm quan sát của kính thiên văn nên phải dùng kỹ thuật gián tiếp để phát hiện, đặc biệt là sự hỗ trợ của phần mềm đặc biệt để xác định thuộc tính quỹ đạo các hành tinh và các phép đo chính xác qua nhiều năm. Từ đó cho phép các nhà khoa học xây dựng cấu hình hệ thống để dần lộ ra những hành tinh mới.
Theo Thanh Niên