Những bức ảnh có thể đưa ta tới những nơi ta chưa bao giờ tới, đưa ta về thời kỳ mà không bao giờ ta có thể quay lại và thực sự không bao giờ muốn quay lại.
Bức ảnh nâng tầm nhiếp ảnh báo chí
Đó là bức ảnh chụp “Bờ biển Omaha” thuộc vùng biển Normandy nước Pháp của nhà nhiếp ảnh chiến tranh Robert Capa. Đó là ngày D – ngày 6/6/1944 – ngày diễn ra cuộc đổ bộ của quân đồng minh chống lại Phát xít Đức trong giai đoạn hai thế chiến thứ hai. Bãi biển Omaha trở thành trận địa – nơi con người tàn sát đánh giết lẫn nhau không thương tiếc.
Trong bom đạn chiến tranh, chỉ có những nhà nhiếp ảnh vô cùng dũng cảm và yêu nghề mới có thể mạo hiểm tính mạng để ghi lại bức ảnh của lịch sử như thế này. Ông là một trong rất ít những người may mắn thoát chết khi rơi vào sự hỗn loạn của cuộc chiến và “tặng” cho nhân loại bức ảnh về “ngày D” (D-day) kinh hoàng. Robert đã chụp hết 4 cuộn phim, tất cả đều tốt chỉ trừ 11 tấm do quá trình rửa ảnh đã bị làm hỏng.
Bức ảnh đánh dấu sự đối mặt của con người với cuộc Đại suy thoái
Đó là bức ảnh “Người mẹ di cư” của tác giả Dorothea Lange chụp vào năm 1936 khi nhà nhiếp ảnh này tới thăm một trại thu hoạch đậu ở California (Hoa Kỳ) sau cuộc Đại suy thoái. Cuộc Đại suy thoái bắt đầu ở Hoa Kỳ và nhan chóng lan rộng ra Châu Âu cũng như mọi nơi trên thế giới. Nó đã hủy hoại nền kinh tế của các nước, làm thương mai quốc tế suy sụp nghiêm trọng và được coi là “đêm trước” của Thế chiến thứ hai.
Bức ảnh chụp hình ảnh người mẹ gian khó có tên là Florence Owens Thompson, là bờ vai vững trãi che chở cho hai trẻ non nớt như một biểu tượng cho sự kiên cường, sự kiêu hãnh của một dân tộc trước đòn giáng quá lớn của cuộc Đại suy thoái.
Thompson là một người phụ nữ góa chồng và là mẹ của bảy đứa con. Gia đình khó khăn của cô sống dựa vào những con chim mà lũ trẻ bắt được, và những rau quả thu hoạch từ vùng gần trại. Khi bức ảnh được công bố, hình ảnh Thompson đã xuất hiện trên khắp các tờ báo ở khắp mọi nơi và thúc đậy mạnh mẽ việc tái định cư liên bang, cung cấp thực phẩm cho dân chúng. Trên thực tế không ai biết người phụ nữ trong bức ảnh cho đến khi cô tự công khai danh tisnh của mình trong một bài báo vào năm 1976.
Nụ hôn không hề lãng mạn
Bức ảnh có tên là “Ngày V-J tại quảng trường Thời đại”, hay còn có một tên khác là “Nụ hôn” được Alfred Eisenstaedt chụp vào năm 1945. Đó là khoản khắc mà hàng triệu người trông ngóng khi Nhật Bản chính thức đầu hàng Hoa Kỳ, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II. Người dân nô nức ra được ăn mừng trong chiến thắng và hòa bình. Với những đau thương và thảm khốc mà cuộc chiến mang lại, thì giây phút ấy, niềm hạnh phúc ấy không gì có thể diễn tả được.
Trong ngày vui mừng tại quảng trường Thời đại hôm đó, nhiếp ảnh tài năng nhất thế kỷ XX đã bắt được hình ảnh một thủy thủ chạy dọc con phố với niềm vui sướng khôn cùng. Người thủy thủ đó hạnh phúc nói rằng bất kỳ cố ấy già, mập mạp hay gầy guộc thì với anh nụ hôn ấy vẫn rất ngọt ngào. Và may mắn, chàng trai đã trao “nụ hôn lịch sử” cho một nữ ý ta xinh đẹp và hấp dẫn.
Khi bức hình này được công bố trên toàn thế giới, chẳng cần phải nói quá nhiều bởi sự phấn khởi của hai người trong bức ảnh đã nói lên tất cả… cho dù họ hoàn toàn im lặng.
Bức ảnh phá hủy một ngành công nghiệp
Đã từ lâu, con người luôn nung nấu và khao khát trong mình “giấc mơ bay” diệu kỳ. Một trong những phương tiện giúp con người thực hiện mơ ước đó chính là khí cầu. Nhưng con người cũng vì thế mà đã phải trả cái giá quá đắt. Có lẽ cái tên Hindenburg đã quá nổi tiếng trong lĩnh vực chế tạo khí cầu, không phải bởi nó đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong tiến trình thực hiện giấc mơ chinh phục bầu trời mà bởi tên tuổi của nó được gắn một thảm họa xảy ra vào năm 1937.
Khí cầu Hindenburg đã bắt lửa và bốc cháy trong vòng một phút duy nhất khi nó đang cố gắng hạ cánh xuống Lakehurst, thuộc bang New Jersey (Hoa Kỳ). Chiếc khí cầu có sức chứa 97 người, và may mắn đã có 62 sống sót.
Vụ tại nạn là tiếng chuông cảnh tỉnh cho một nền công nghiệp chế tạo khí cầu điều khiển được non nớt, “giết chết” một lĩnh vực thương mại vận chuyển hành khách và đánh dấu chấm hết cho thời kỳ hoàng kim của khí cầu.
Bức ảnh cứu giữ hành tinh xanh
Đây là bức ảnh “Các Tetons và dòng sông Rắn” của Adams Ansel chụp vào năm 1942. Sông Rắn là một dòng sông thơ mộng uốn lượn ngoằn nghèo bên sườn núi thuộc vườn quốc gia Grand Teton Wyoming (Hoa Kỳ). Với bức ảnh này tác giả đã dấy lên phong trào bảo vệ môi trường và bảo vệ thiên nhiên tại Hoa Kỳ nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Bức ảnh minh chứng cho sự hài hước của các thiên tài
Không phải tất cả nhà thông thái là những người khó tính và quá nguyên tắc. Albert Einstein, nhà vật lý lý thuyết người Mỹ là một minh chứng tiêu biểu cho sự hài hước vui vẻ của các nhà bác học. Bức ảnh “Einstein thè lưỡi” của nhà nhiệp ảnh Arthur Sasse chụp năm 1951 đã thay đổi cái nhìn của cả thế giới đối với giới khoa học nói chung và Einstein nói riêng. Khác hẳn với sự khô cứng và căng thẳng thường ngày, Einstein với chiếc lười thè ra mang lại sự gần gũi giữa người dân bình thường với giới trí thức tuyệt đỉnh.
Albert Einstein được coi là cha đẻ của vật lý hiện đại, là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỉ XX và là một trí thức lỗi lạc nhất trong lịch sử. Năm 1921, ông nhận giải
Nobel vật lý vì “Những đóng góp cho vật lý lý thuyết, và đặc biệt là sự khám phá về hiệu ứng quang điện”.
Bức ảnh tạo nên một hiện thực kì quái
Đó thực sự là một bước ngoặt của nghệ thuật chụp ảnh. Bức ảnh “Dalí Atomicus” được chụp vào năm 1948 dưới bàn tay tuyệt vời của nhiếp ảnh gia Philippe Halsman.
Philippe Halsman có lẽ là nhiếp ảnh gia duy nhất theo đuổi chụp chân dung con người trong tư thế nhảy. Bức ảnh tuyệt đỉnh không nhờ một công nghệ photoshop nào là coi một bức ảnh “bậc thầy” đối với những bức ảnh nguyên bản, thậm chí là cả những bức ảnh được công nghệ chỉnh sửa ngày nay. Phải mất 6 giờ, 28 lần nhảy và một phòng đầy những trợ lý ném những con mèo giận dữ và những xô nước vào không khí để có một khoảnh khắc hoàn hảo như trong bức ảnh.
Sau khi bức ảnh được công bố, người ta đã có cái nhìn khác và thực sự công nhận tài năng và cống hiến của nhiếp ảnh Halsman. Ông và bức ảnh “Dalí Atomicus” đã mở ra một kỷ nguyên nhiếp ảnh chân dung, phát triển và đào tạo phóng viên ảnh.
Mèo Lợn
(Theo PLTP)