ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bi hài những ông Tây “trốn” tết Việt
Thursday, February 3, 2011 11:41
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nếu những người nước ngoài lần đầu được đón Tết ở Việt Nam đều có chung tâm lý lạ lẫm, ngạc nhiên vì đường phố vắng hoe, bị bỏ đói, hoặc phải đi bộ về nhà… thì một số khác lại tỏ ra thích thú, thấy nghiện Tết Việt, số nữa lại lo lắng tìm cách “chạy trốn”…

Lơ ngơ ngày Tết

Là giáo viên dạy tiếng Anh của một trường Đại học tại Hà Nội, không ít lần John đã đón Tết ở Việt Nam. Nhớ lại lần đầu tiên anh một mình giữa thủ đô trong không khí vắng tanh, yên lặng đến lạ lùng anh nói: “Thường ngày Hà Nội đông đúc, nhộn nhịp là thế mà hôm đó bỗng đường xá vắng hoe, không một bóng dáng hàng quán nào mở cửa”.

Lúc đó, John đã rất hoang mang anh không hiểu chuyện gì đang diễn ra ở đây, “tôi đã rất lo, vì có lẽ tôi sẽ không thể mua được thứ gì để ăn trong ngày hôm đó”, John nghĩ.

Vì đó là những ngày đầu anh tới Việt Nam, nên anh chưa hiểu hết được những phong tục, tập quán ở đây. Nhưng dù đã lang thang đến gần hết ngày thì đúng như anh nghĩ, anh đã không thể tìm thấy dù chỉ là một quán nước vỉa hè. Sau đó anh mới biết, cái hôm cả Hà Nội không ai muốn ra đường đó là ngày mồng 1 Tết, (hay còn gọi là Tết âm lịch, Tết Nguyên Đán của Việt Nam).

Bi hài những ông Tây ’trốn’ tết Việt - Tin180.com (Ảnh 1)
Du khách nước ngoài thích thú với nhiều phong tục của Việt Nam. Ảnh: 36pho

Còn Anna Claude Lacote, người Pháp thì cho biết, tối hôm 30 chị cùng bạn trai đi dạo quanh bờ hồ, gần đến 12h, bỗng thấy dòng người đổ về khu vực bờ hồ đông nghìn nghịt, người đông đến nỗi hai người không thể nhúc nhích được tí nào. Đối với tôi, ngày hôm đó đúng là một kỷ niệm nhớ đời, “anh ấy cố nắm tay tôi thật chặt như thể sợ tôi bị người ta đẩy đi mất, phải đến gần sáng chúng tôi mới về được đến nhà”, Anna nói.

“Nếu bạn muốn đi chơi ở Hà Nội vào những dịp đó, bạn nên xác định rõ bạn sẽ phải tự đi bộ để về nhà”, đó là lời khuyên chân thành được đúc kết từ kinh nghiệm của một vị du khách tên là Tsang ở Hồng Kông. “Tôi đã phải mất nhiều giờ để đứng vẫy taxi, dòng người quá đông, không một chiếc taxi nào dám dừng lại. Cuối cùng tôi buộc phải tự đi bộ khoảng 4-5km vì việc riêng của mình. Đó là cả một quãng đường kinh khủng, tôi chưa bao giờ đi bộ xa đến thế, nhưng nếu phải đứng cả buổi để vẫy xe thì có lẽ đó vẫn là giải pháp tối ưu nhất”, Tsang chia sẻ.

Tết ở Việt Nam là khoảng thời gian đặc biệt, để gia đình được quây quần, đầm ấm bên nhau, đây là một phong tục từ lâu đời cũng là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Không ít khách nước ngoài đã có những kỷ niệm và nhiều ấn tượng đặc biệt, thậm chí nhiều du khách đã không ngần ngại chia sẻ mình rất thích đón Tết tại Việt Nam, “Tôi nghiện Tết Việt…”

Tuy nhiên, nhiều người do không hiểu về những phong tục tập quán, do cách sinh hoạt bị thay đổi đột ngột nên đã khiến không ít những vị khách nước ngoài phải rơi vào tình huống cười ra nước mắt.

Nỗi sợ làm “người mẫu”

Nếu tính ra, đây là sẽ Tết thứ 2 Jean được đón Tết cùng vợ ở Việt Nam. Nhưng khác với năm ngoái, năm nay, Jean đã thương lượng với vợ để đặt vé đi du lịch từ cách đó hơn một tháng.

Anh cho biết, Tết ở Việt Nam rất vui, nhưng mình muốn đi du lịch để được nghỉ ngơi và có thời gian giành trọn vẹn cho gia đình. Theo lời kể của anh, do năm trước anh là rể mới, công việc lại bận rộn ít về quê, nên có mỗi dịp Tết là cơ hội tuyệt vời để ông bố vợ được dắt “chàng rể tây” đi khoe với họ hàng.

Khổ một nỗi, Tiếng Việt bị hạn chế nên mỗi khi bước ra khỏi nhà là bố vợ lại không quên kéo anh lại dặn anh phải nói thế nào cho phải. Thậm chí, ông còn phát âm từng từ một để anh đánh vần cho chắc ăn.

Khi đến nhà ai anh cũng thấy mọi người bê mâm mời ăn, mời uống. Từ chối thì không được vì thấy bảo “cả năm bị xui xẻo”, hơn nữa anh cũng đâu dám to gan làm mất lòng bố vợ. Cuối cùng suốt mấy ngày Tết, anh chỉ có mỗi việc ăn rồi lại đi với bố vợ rồi lại ăn, và ngủ… Kết quả là anh bị một trận “tào tháo” đuổi bơ phờ vì không hợp khẩu vị. Còn vợ anh thì cho biết, có lẽ do phải học đi học lại quá nhiều lần mà đến đêm anh vẫn nói mơ mấy câu nói của bố vợ dạy.

Bi hài những ông Tây ’trốn’ tết Việt - Tin180.com (Ảnh 2)
Vì khác biệt văn hóa, Tết Việt là nỗi sợ với nhiều người nước ngoài. Ảnh minh họa: TT&VH

Còn với Bill thì lý do để anh muốn đưa vợ đi Thái Lan là “anh không muốn làm người mẫu”. Bill cho biết, từ chục năm về trước chuyện dắt một ông Tây về ra mắt ở một xã nghèo như quê vợ tôi thì đúng là chuyện xưa nay hiếm.

Cảnh đầu tiên khi cô ấy đưa tôi về nhà là cả một đám trẻ chạy theo, bọn chúng nhìn tôi chằm chằm rồi bàn tán không ngớt lời. Còn bố vợ và mấy cậu em thì tự hào ra mặt, chúng đưa tôi đi khắp nơi, đi đâu chúng cũng muốn lôi tôi đi cùng. Không phải vì quý mến mà vì chúng muốn tôi “người mẫu” để chúng được thể oai với bạn bè. Hễ đi tới đâu, mọi người lại xúm lại người thì bảo tôi cao quá, người thì nói trắng quá, người lại nói mắt xanh nhỉ… việc đó khiến tôi rất lúng túng.

Cho đến bây giờ, dù Tây về làng không còn là chuyện lạ nữa, mấy cậu em cũng không còn rủ tôi đi cùng nữa, nhưng năm nào cũng vậy, cứ Tết là tôi lại phải lẽo đẽo đi theo làm “người mẫu” cho bố vợ. Dù chẳng muốn tí nào, nhưng chiều vợ lại sợ mất lòng bố vợ nên anh cứ âm thầm đi theo mà trong lòng thì mệt mỏi vô cùng.

Một cái Tết, luôn có rất nhiều ý nghĩa với mỗi người, với mỗi gia đình và với cả dân tộc. Để giữ cho không khí ngày Tết được vui vầy, đầm ấm mỗi người nên tự biết cân bằng, sáng tạo để không khí ngày Tết có thêm nhiều màu sắc mới, độc đáo, và hấp dẫn không chỉ với riêng mình mà với tất cả mọi người.

V.L
(theo vietnamnet)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.