Liều dùng cách dùng: 60 – 120g; ăn sống; ép vắt nước; nấu.
Một số bài thuốc và món ăn có củ năn dùng chữa bệnh:
Chữa phù thũng, tiểu tiện khó khăn: Củ năn 15 – 20g, lô căn 30g. Sắc nước uống trong ngày.
Nước hãm bột tề (củ năn): Bột tề (củ năn) 120g, đập giập, sắc uống thay nước chè. Dùng cho các bệnh nhân vàng da, tiểu ít.
Củ năn ngâm rượu: Củ năn, chọn các củ không giập vỡ, rửa sạch để khô, đổ rượu ngâm 3 tuần. Mỗi lần nhai ngậm và nuốt với chút nước và rượu. Ngậm và nuốt khi đói. Dùng cho các trường hợp có hội chứng lỵ amip cấp.
Lòng lợn nhồi củ năn: Củ năn gọt bỏ vỏ, thái lát, cho vào đoạn ruột lợn (lòng lợn) buộc hai đầu, đem luộc nhừ trong xoong hoặc nồi đất, không cho muối. Dùng cho bệnh nhân đầy trướng bụng.
Nước ép củ năn hoà rượu: Nước ép củ năn nửa cốc, hòa chung nửa cốc rượu trắng nhạt cho uống. Dùng cho các trường hợp đại tiện xuất huyết.
Nước ép củ năn: Củ năn 120g ép lấy nước, để lạnh cho uống. Dùng cho các trường hợp đau sưng họng, viêm họng.
Nước sắc củ năn cỏ tranh: Củ năn 120g, bạch mao căn 100g. Củ năn gọt vỏ, ép lấy nước, bạch mao căn nấu lấy nước, đem hòa với nước củ năn, thêm chút đường trắng, cho uống dần dần như uống nước trà. Dùng cho bệnh nhân vàng da, phù nề, tiểu ít.
Canh củ năn: Bột củ năn 250g, bột mứt hồng thị 6g, cát cánh 12g, tử tô 12g, xuyên bối mẫu 10g. Ba vị cùng sắc lấy nước. Dùng nước sắc nấu với bột củ năn, bột mứt hồng thị. Cho ăn ngày 1 lần, đợt dùng 5 – 7 ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm họng mạn tính, có triệu chứng viêm teo niêm mạc và đau rát họng, ho khan ít đờm.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn không dùng.
TS. Nguyễn Đức Quang
(theo suckhoedoisong)