Để có bức ảnh trên, các nhà khoa học đã sử dụng những bức ảnh dữ liệu được gửi về từ hai vệ tinh quay quanh mặt trời từ hai góc đối diện nhau. Từ đó, lần đầu tiên, họ quan sát được toàn bộ bề mặt của Mặt trời.
Các nhà khoa học có thể quan sát được toàn bộ bề mặt của Mặt trời. Ảnh: NASA
Hai vệ tinh được NASA phóng lên vào năm 2006, chúng di chuyển theo quỹ đạo của Trái đất với tốc độ khác nhau. Do đó phải mất thời gian dài, hai vệ tinh mới đối xứng nhau theo tâm mặt trời, chúng có thể cùng lúc chụp ảnh một nửa bề mặt Mặt trời, xây dựng được bức ảnh hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay về nó.
NASA cho rằng, việc chụp được các bức ảnh quan trọng như sự kiện con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng hay những hình ảnh đầu tiên của Trái đất được chụp từ không gian.
Tiến sĩ Chris Davis, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết trên Telepraph: “Dự án dựng hình ảnh 3D của Mặt trời (STEREO) đã cung cấp những hình ảnh rõ nét về các hoạt động của Mặt trời. Chúng tôi rất vui mừng khi lần đầu tiên được chứng kiến hình ảnh 3D đầu tiên của Mặt trời”.
Việc dựng thành công hình ảnh 3D về Mặt trời, cho phép các nhà khoa học dự báo thời tiết chính xác hơn, hiểu rõ hơn về năng lượng mặt trời, thông tin mà chúng thu thập được góp phần quan trọng trong việc bảo vệ thông liên lạc trên Trái đất.
(theo vnexpress)