Chuyên gia cho rằng , khi đối diện với sự thay đổi từ một sinh viên đến người của xã hội, họ cần nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc và thoát khỏi chứng “chán đi làm”.
Những khó khăn ban đầu
Vừa nghĩ đến việc đi làm, tôi đã cảm thấy chán nán, đến lúc nào mới có thể thoát khỏi tâm trạng mệt mỏi này? Hương 25 tuổi, sau kì nghỉ dài ngày chuẩn bị đi làm lại. Cô mới bước vào vị trí đó cách đây mấy tháng.
Tháng 8 năm ngoái, Hươngtốt nghiệpmột trường đại học danh tiếng, sau khi tốt nhiệp cô được tuyển vào làm hành chính văn phòng cho một công ty liên doanh, công việc chủ yếu là tiếp nhận và gửi đưa văn thư, đôi khi tham gia các hoạt động tập thể.
Trong những ngày đầu làm việc, sự nhiệt tình của một sinh viên mới ra trường giúp cô thành công và nhanh chóng đưa công việc vào qui củ, đưa ra chính kiến với cấp trên nhưng không thành văn bản, đồng thời cô cảm nhận được cái nhìn khác của đồng nghiệp dành cho mình.
Không thể thích ứng với mức lương quá thấp
Dần dần Hương cũng thích ứng với phong cách làm việc của công ty, công việc nhẹ nhàng trong con mắt người khác dần trở nên vô vị và đơn điệu với Hương. Nếu chỉ vì công việc quá nhẹ nhàng Hương cũng có thể chấp nhận nhưng đồng lương ít ỏi khiến cô không thể tiếp tục phần công việc này. So sánh với mấy người bạn thời đại học, lương cô là thấp nhất, cuối cùng Hương quyết định nghỉ việc.
Chán cảnh đi làm nên muốn nhảy việc
Nhiều lần Hương muốn nhảy việc nhưng người nhà một mực phản đối. Mẹ cô cho rằng cô không biết an phận bởi công việc đó đầy người có muốn cũng không được.
Công việc thì mờ nhạt, đồng nghiệp không thân thiện, thu nhập quá thấp khiến Hương không nhiệt tình nổi với công việc hiện tại. Làm ở đâu chả vậy, ai nói gì thì nói thôi thì cứ tiếp tục với công việc này cho qua ngày. Nghĩ đến đây Hương cảm thấy hoang mang và bất lực.
Mỗi người mới bước chân vào công việc đều phải trải qua thời gian cô độc, người nhanh chóng thích ứng có thể là một tháng, người chậm thì nửa năm. Nhưng một số người dù đã trải qua thời kỳ cô độc lại gặp phải sự ngăn trở và tổn thương về tâm lý dẫn đến tâm lý thiếu lành mạnh hoặc chứng chán đi làm như Hương.
Để thay đổi tình trạng trên bạn cần bắt đầu từ chính tư duy bản thân. Dùng sự nhiệt tình đối với công việc ảnh hưởng đến các đồng nghiệp khác, tích cực và chủ động thân thiện với đồng nghiệp. Dù đối mặt với công việc không mong muốn cũng cố gắng hoàn thành tốt, bỏi thực tế khó ai có thể tìm thấy công việc hoàn mỹ.
Nếu bạn không hứng thú với công việc vì chưa nắm rõ tình hình, hãy nuôi dưỡng sự hào hứng trong chính công việc. Nếu công việc bạn đảm trách không thể mang lại hứng thú cho bản thân mà không được người khác công nhân, hãy đổi phương thức khác để khuyến khích bản thân. Bạn có thể sắp xếp một số việc mình yêu thích sau khi hoàn thành công việc mình không mấy hứng thú, đó sẽ động lực để bạn tiếp tục làm việc
Nguồn : dantri.com.vn