ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Muôn kiểu tận thu của chủ nhà trọ với sinh viên
Wednesday, May 11, 2011 20:49
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Những người đi thuê trọ, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên còn phải chịu đủ các kiểu “tận thu” của chủ nhà trọ .

Giữa lúc giá cả leo thang, đời sống khó khăn, những người đi thuê trọ, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên còn phải chịu đủ các kiểu “tận thu” của chủ nhà trọ.

Bán “mạng” giá cao

Muôn kiểu tận thu của chủ nhà trọ với sinh viên - Tin180.com (Ảnh 1)

Mạng Internet dùng chung “lờ đờ” nhưng sinh viên vẫn phải nộp cho chủ nhà 100.000 đồng mỗi tháng.

Là chủ một “xóm trọ” hàng chục phòng nhưng ông An, ngách 138, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy (Hà Nội) lại được các sinh viên thuê trọ gắn thêm cho cái biệt danh “ông chủ tiệm nét”. Sở dĩ có cái tên đó là vì ông không cho phép người thuê trọ nối mạng Internet riêng, muốn dùng phải đăng ký mạng của nhà ông với giá tiền hàng tháng là 100.000 đồng/máy. Minh Chung, sinh viên năm 3, ĐH Sư phạm Hà Nội , người thuê trọ nhà ông An phàn nàn: “Cả xóm mình có gần 20 máy tính, thế mà đều phải dùng chung một gói cước mạng. Mạng thì chậm, giá lại cắt cổ. Thế nhưng khi bọn mình đề xuất tự nối mạng để giảm tiền và đỡ bị `đơ’ thì `ông chủ tiệm nét’ tuyên bố một câu xanh rờn: `Tự nối thì ra đường!’. Bực lắm nhưng vì không tìm được phòng khác nên bọn mình cũng đành phải chấp nhận vậy…”.

Không phải chịu tiền mạng với giá quá cắt cổ như Chung, nhưng “xóm trọ” của Hà Linh tại khu vực Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân cũng chung hoàn cảnh bắt buộc phải nối mạng của chủ nhà. Ở đây, hàng tháng mỗi người trong khu trọ phải trả cho chủ nhà 50.000 đồng/máy dù “mạng mẽo” luôn phập phù vì… quá tải. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài các khu Dịch Vọng Hậu, Nguyễn Trãi nói trên, tại một số điểm khác như khu Mễ Trì, phố Minh Khai (ngõ Gốc đề)… cũng xảy ra tình trạng chủ nhà trọ tìm cách “tăng thu nhập” bằng việc “tận thu” tiền mạng Internet của người trọ.

Lọ mọ đi tìm nhà trọ mới, Minh, sinh viên năm thứ 3, Học viện Báo chí – Tuyên truyền bức xúc: “Viện cớ xăng tăng giá, giờ chủ nhà đòi tăng tất tần tật các loại tiền, từ tiền phòng, điện, nước đến tiền… vệ sinh. Phòng từ 1.500.000 đồng tăng lên 1.600.000 đồng/tháng, nước tháng trước là 90.000 đồng, giờ là 100.000 đồng/người/tháng, còn giá điện thì tăng từ 3.500 đồng lên 4.500 đồng/kWh”. Chưa hết bực mình, Minh còn kể một loạt những thứ đã được “thổi giá” lên như: “Tiền vệ sinh, họ chả làm gì cũng thu thêm 10.000 đồng/người trong khi rác thì mình đổ, nhà mình tự dọn. Trước còn chịu được, giờ cái gì cũng tăng giá, tiền bố mẹ gửi cho thì có hạn. Giờ chỉ có thể cắt xén tiền ăn. Cái gì cũng tăng như thế này, làm sao mà bọn mình sống nổi?…”. Cả xóm trọ của Minh có hơn 20 người, hàng tháng chủ nhà cũng thu được hơn 200.000 tiền vệ sinh mà theo chủ nhà giải thích là để… nộp cho người thu gom rác.

Ngoài các khoản bất di bất dịch trên, chủ nhà của Hòa, sinh viên ĐH Văn hóa còn thu thêm cả tiền điện cầu thang. Hòa thuê phòng ở tầng 3, chủ nhà ở tầng 1 và 2: “2 tháng nay, bác chủ nhà yêu cầu bọn mình mỗi người nộp mỗi tháng 5.000 đồng tiền điện cầu thang”. Các chủ nhà trọ đang ra sức tăng những gì có thể… tăng, còn người thuê trọ thì cắn răng chịu đựng vì một thực tế là đi tìm nhà mới cũng khó, chưa kể có thể nơi khác rồi cũng vậy.

Đến chơi cũng phải trả tiền… điện, nước

Một số chủ nhà trọ tìm cách “cấm cửa” bạn bè, người thân của khách trọ ở lại qua đêm dưới mọi hình thức. Nhung, sinh viên năm thứ 3, Học viện Ngân hàng phàn nàn: “Chủ nhà trọ cũ của mình không cho bất kỳ ai đến phòng trọ của bọn mình vì lý do tốn… nước của họ. Thế nên mỗi lần mình có bạn bè đến là lại phải tiếp ngoài hàng nước đầu ngõ”. Theo Nhung, cấm bạn bè thì còn có thể chấp nhận được, đằng này đến người thân cũng không cho. Hồi năm thứ nhất, chị gái Nhung học dưới Hưng Yên lên thăm em, Nhung xin phép mãi mà chủ nhà nhất định không cho vào phòng, phải tìm đến nhà bạn cầu cứu cho chị ngủ nhờ.

Không “cấm cửa” như trường hợp của Nhung, một số chủ nhà trọ lại ra quy định thu tiền điện, nước đối với trường hợp người thân, bạn bè muốn ở lại qua đêm. Hoa, sinh viên năm thứ nhất, ĐH Lao động Xã hội chia sẻ: “Tuần trước, mẹ và chị mình từ quê ra khám bệnh ghé vào chơi. Mừng mừng, tủi tủi, mình đã trình bày hoàn cảnh rồi xin phép chủ nhà cho mẹ và chị được ở lại chơi vài hôm. Thế mà, chủ nhà tuyên bố muốn ở lại mỗi người nộp 10.000 đồng tiền điện, nước. Cầm 20.000 đồng nộp cho chủ nhà mà uất ức khủng khiếp. Không lẽ, trong mắt họ, tất cả chỉ có tiền?”.

Chủ nhà của Ngọc (sinh viên năm cuối ĐH Công nghiệp) thì ra quy định “mềm” hơn khi đồng ý cho “miễn phí” nếu người thân chỉ ở lại một ngày, đến ngày thứ hai là phải… nộp tiền.

Không chỉ chịu sức ép vì giá cả leo thang, những sinh viên thuê trọ còn phải chấp nhận sống chung với nghìn lẻ một quy định vô lý từ các chủ nhà trọ. Vậy nhưng, như Cẩm Tú, sinh viên năm thứ 2, ĐH Quốc gia Hà Nội đúc kết: “Biết làm sao được, muốn có phòng để ở thì phải chấp nhận những quy định của họ thôi. Có đầy những cái vô lý, nếu không nói là bóc lột, nhưng nếu không theo thì họ đuổi. Họ có nhà cho thuê thì họ là “ông giời”. Mình muốn ở thì phải chiều theo “ý giời” vậy…”. Đúng là một bộ phận chủ nhà trọ hiện nay đang tự cho mình cái quyền được kinh doanh theo kiểu tận thu, dù đó là cách đối xử với những người nghèo khổ, thiếu thốn đủ bề.

(Theo Gia Đình)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.