Trung Quốc là quê hương của diều. Diều còn có tên gọi khác là ’chim giấy’.Diều đã xuất hiện ở Trung Quốc từ hơn 2.000 năm qua. Có người nói rằng nghệ nhân Lỗ Ban đã “cắt tre theo hình dáng một chú chim và làm nó bay được”. Nó được coi là tổ tiên của diều ngày nay.
Diều Trung Quốc (Ảnh internet)
Li Ye là người sống trong thời Ngũ Đại ở Trung Quốc. Có một lần, tại nơi làm việc ông đã tiêu khiển bằng cách nối một con diều vào một sợi dây cho nó bay.Ông cũng gắn một cây sáo tre ở đầu con diều. Khi bay trong gió, sáo phát ra âm thanh giống như đàn Tranh, và vì vậy diều còn được gọi là “Phong Tranh”.
Trong thời nhà Tống, một “con quạ lửa thần kỳ” đã xuất hiện.Đó là một chiếc diều chứa đầy thuốc súng và bay trên các doanh trại của kẻ thù, phục vụ cho mục đích quân sự nào đó.
Không có gì lạ khi học giả nổi tiếng người Anh Joseph Needham đã xem diều như là một trong những phát minh khoa học lớn của Trung Quốc.
Năm 1749, các nhà khoa học Anh đặt một nhiệt kế vào sáu chiếc diều đang bay. Đây là lần đầu tiên nhiệt độ của khí quyển ở trên cao được đo đạc.
Năm 1877, viên sỹ quan hải quân Nga Mozhaiskeasky, lần đầu tiên buộc mình vào một chiếc diều lớn được kéo bởi một cỗ xe tam mã, và đã bay cùng chiếc diều trong khoảng 10 phút.
Năm 1893, Trung tâm dự báo thời tiết Quốc gia Mỹ xây dựng 17 đài quan sát bay và để chúng bay theo các hướng khác nhau. Họ đã thành công trong việc xác định tình hình thời tiết của các khu vực liên quan.
Năm 1901, khi Marconi gửi một bức điện tín, ăng-ten truyền dẫn bị gió làm hỏng. Ông bất ngờ nảy ra ý tưởng là ông có thể thay thế ăng-ten truyền dẫn bằng cách sử dụng một con diều để kéo sợi dây. Cuối cùng, điện tín không dây xuyên Đại Tây Dương đã được gửi thành công.
Tác giả: Chen Qing
Theo KanZhongGuo