Sau khi rải hồ sơ xin học tới 12 trường ĐH, Hiếu đã thành công khi được 5 trường nổi tiếng chấp nhận, cuối cùng em đã chọn Standford với hy vọng sẽ làm việc tại thung lũng Silicon, mảnh đất vàng cho những người say mê khoa học máy tính.
Phạm Hy Hiếu |
Dưới đây Hiếu chia sẻ bài luận đưa mình vào ĐH Stanford.
Đề bài:
Các sinh viên Stanford nổi tiếng với sự yêu thích tri thức. Hãy kể cho chúng tôi nghe một sự kiện mà bạn cảm thấy hấp dẫn về mặt học thuật.
Bài làm của Hiếu:
Trong các tiểu thuyết võ thuật của nhà văn Kim Dung, Độc Cô Cầu Bại là một kiếm sĩ chưa từng thua một trận nào, đến mức ông ta chỉ mong có ai đó thắng mình để được biết cảm giác của người thất bại. Khi qua đời, Độc Cô Cầu Bại đã xây dựng một mê lộ và để lại trong đó ba thanh kiếm cho các đệ tử của mình luyện tập. Trong phòng tập giai đoạn đầu tiên, ông để lại một thanh bảo kiếm cứng chắc có thể chặt đứt bất cứ thứ gì trên đời.
Trong những ngày đầu tiên học THPT, tôi “chiến đấu” với môn hình học bằng cách học càng nhiều định lý mạnh càng tốt. Tôi dần nhận ra khi quan sát bài toán hình học qua lăng kính của những định lý này, tôi chỉ thấy quay cuồng chứ không thấy được đáp án…
Khi một người chưa hiểu về kiếm thuật bước vào mê cung của Độc Cô Cầu Bại, sau một thời gian phấn đấu, anh ta sẽ mạnh hơn và được sang giai đoạn tiếp theo. Ngược với suy nghĩ rằng sư phụ sẽ để lại cho mình một thanh kiếm sắc bén hơn, đủ để gây cho đối thủ những vết thương chí tử, anh ta chỉ tìm thấy một thanh kiếm gỗ!
Trong những ngày học hình học tiếp theo, tôi dần hiểu ra nghệ thuật giải toán không nằm trong những định lý. Cùng lúc, tôi không còn sử dụng những định lý “đại bác” để “bắn phá” một bài toán trong vòng 5 dòng nữa mà tập chuyển sang sử dụng những kỹ thuật cơ bản hơn để gỡ dần các nút thắt một cách sáng tạo. Tôi tập cách vẽ các yếu tố phụ để liên kết các yếu tố rời rạc trong hình vẽ. Cũng có lúc thấy nản, tôi định quay về con đường cũ nhưng nghĩ đến Kim Dung, tôi tự trấn an mình rằng “giải toán vẫn dễ hơn là cầm kiếm gỗ để chém đá” và tôi tiếp tục.
Khoảng một tháng sau, tôi thấy khả năng quan sát hình học của mình tốt hơn hẳn trước đây. Cuối cùng tôi đã hiểu được triết lý trong kiếm thuật của Độc Cô Cầu Bại: sử dụng vũ khí yếu hơn sẽ đòi hỏi nhiều sự khéo léo hơn. Tôi cũng đoán trước được rằng ở giai đoạn tiếp theo trong mê cung của Độc Cô Cầu Bại, chắc sẽ không có gì, để cho các đệ tử của ông luyện tập “kiếm khí”: sử dụng bàn tay để đỡ và các ngón tay mạnh mẽ như kiếm. Trên cơ sở đó, tôi luyện tập giải các bài toán hình học bằng những công cụ đơn giản nhất có thể.
Tôi đã tiến bộ rất nhiều, và cuối cùng, trong kỳ thi chọn đội tuyển dự thi quốc tế của nước mình, tôi là một trong ba thí sinh trong đội tuyển giải được bài toán hình học bằng yếu tố phụ – một cách giải ngắn hơn đáp án của kỳ thi.
Lại nói về triết lý trong những tiểu thuyết kiếm hiệp. Tôi lật sang trang sách tiếp theo, dán mắt vào từng chữ trong đó, tự nhủ: “Kim Dung, ông đúng là một thiên tài!”
BÀI LUẬN TIẾNG ANH
Đề bài:
Stanford students are widely known to possess a sense of intellectual vitality. Tell us about an idea or an experience you have had that you find intellectually engaging.
Bài làm của Hiếu:
In Jin Yong’s kung-fu novels, Dugu Qiubai is a sword master who has never lost a battle and wishes to know the feeling of a loser. On passing away, Dugu builds a maze and leaves there three swords for his descendents. In the entrance room, he put a sword which can cut everything.
On my first few weeks at high school, the I fought against Geometry with numerous theorems I had learnt. Staring at the figures, I could feel my instruments spinning but still could not see the solution.
A novice trained in Dugu’s maze. Finding the weapon, he practiced days after days and finally advanced to the next level. Despite his expectation for better sword to cause lethal wounds to his opponents, he found only a wooden one.
The next days with Geometry, I gradually discovered that the art of problem solving has never lied in theorems. Meanwhile, I had not to simply apply “bazooka” theorems and kill a problem in five lines but to employ fundamental theorems creatively to cut the knot. I tried to draw extra elements to link the isolated figures together but I saw just pieces torn away. Sometimes I tended to return to my loyal “bazookas” but on telling myself how challenging using a wooden sword to slash a stone should be, I went on.
A month later, I transformed from an amateur who lost in frost with Geometry into a profession who stay in place with it. Ultimately I got the key of Dugu’s training: working with worse weapons brings more dexterity. Even predicting the next guide in Dugu’s maze would be fighting with bare hands, using palms as shields and fingers as swords, I practiced what I called “naïve Geometry” with only the simplest theorems. Eventually, in the team selection test of my country, I was among the only three contestants who solved the Geometry problem but whose solution was more extraordinary than the official one.
I turned the page over, sticking my eyes to virtually every letter of the novel. “Jin Yong-you are truly a genius!”.
(Theo Vietnamnet)