ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyến bay cuối cùng tới Trạm Vũ trụ Quốc tế của tàu Atlantis
Wednesday, July 13, 2011 14:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hoa Kỳ đã quyết định kết thúc chương trình phi thuyền con thoi kéo dài 30 năm để mở đường cho loạt tàu vũ trụ mới có thể thực hiện cuộc hành trình tới Mặt trăng, tới các hành tinh nhỏ và những địa điểm khác xa hơn trong vũ trụ.


img31

Phi thuyền Atlantis tại Trạm Vũ trụ Quốc tế – Hình ảnh do Cục Quản trị Hàng không và Không gian Hoa Kỳ (NASA) cung cấp ngày 10/7/2011.

Phi thuyền Atlantis vừa nối với Trạm Vũ trụ Quốc tế mang theo đồ tiếp liệu cho Trạm trong chuyến bay cuối của chương trình phi thuyền con thoi của Hoa Kỳ.

Cơ trưởng Chris Ferguson đã nhẹ nhàng nối phi thuyền Atlantis với Trạm khi cả hai đang ở trên không gian cách mặt biển Thái Bình Dương 370 kilomet.

“Chào mừng các bạn tới Trạm Vũ trụ lần cuối”, kỹ sư Ron Garan làm việc tại Trạm gửi tin nhắn cho phi hành đoàn.

Khoảng gần hai giờ sau, phi hành đoàn mở cửa phi thuyền Atlantis và 4 phi hành gia của phi thuyền nhẹ nhàng `trôi’ qua điểm nối giữa phi thuyền với Trạm và bước vào Trạm Vũ trụ Quốc tế trên quỹ đạo vừa được hoàn thành với chi phí lên tới 100 tỉ đô-la Mỹ (tương đương với 107 tỉ đô-la Úc).

Sau 30 năm lịch sử với chi phí gần 200 tỉ đô-la Mỹ (tương đương với 214 tỉ đô-la Úc) và 14 nhà du hành vũ trụ đã hi sinh, phi thuyền không gian giờ đây sẽ được `nghỉ hưu’ để nhường chỗ cho một thế hệ phi thuyền mới mà Tổng thống Barack Obama cho biết sẽ đưa các phi hành gia Mỹ đặt chân tới một hành tinh nhỏ và sau đó là Sao Hỏa.

Chuyến bay là một cuộc hành trình kéo dài hai ngày sau cuộc chia tay xúc động tại Trung tâm Không gian Kennedy. Tại nơi này, vào ngày thứ Sáu (8/7/2011) khoảng 1 triệu người đ4 tập trung để theo dõi phi thuyền Atlantis được phóng lên bầu trời. Đây là chuyến bay thứ 135 và cũng là chuyến bay cuối cùng của chương trình phi thuyền con thoi.

Khoảng 1 giờ trước khi nối vào Trạm, cơ trưởng Ferguson nhẹ nhàng lái tàu Atlantis bay lượn để kỹ sư Garan và các thành viên phi hành đoàn trên Trạm Vũ trụ có thể chụp ảnh các lớp vỏ chống nhiệt mỏng manh của con tàu.

“Thơ ca trong chuyển động,” nhà bình luận Rob Navias phát biểu về chuyến bay khi các camera truyền hình trên trạm vũ trụ tiếp sóng đoạn băng video ghi hình con tàu vũ trụ bóng loáng đang chậm chạp bay qua vùng trời nhiều mây ở phía bắc Đại Tây Dương.

Hàng ngàn bức ảnh sẽ được gửi tới các đội điều khiển mặt đất để phân tích các dấu hiệu hỏng hóc thiết bị chịu nhiệt của tàu Atlantis. Quy trình kiểm tra an toàn này được bổ sung cho tất cả các chuyến bay tới Trạm Vũ trụ Quốc tế sau vụ tai nạn tàu Columbia năm 2003.

7 phi hành gia đã hi sinh khi phi thuyền Columbia vỡ tung trong chuyến bay quay trở lại Trái đất do thiết bị chịu nhiệt của con tàu này bị hỏng nặng.

Những đánh giá ban đầu cho thấy tàu Atlantis sau khi phóng vào vũ trụ vẫn đang ở trạng thái tốt. Vấn đề duy nhất cho đến nay là một máy tính bị tắt vào sáng sớm ngày Chủ nhật. Ba máy tính còn lại được sử dụng tại điểm hẹn khi tàu hạ cánh. NASA hi vọng có thể khôi phục được chiếc máy tính bị lỗi vào cuối ngày.

Taxi vũ trụ thương mại

Tàu Atlantis chở trên 5 tấn thực phẩm, quần áo và các bộ phận thay thế, thiết bị khoa học và các nhu yếu phẩm khác cho Trạm Vũ trụ Quốc tế. 16 nước đã tham gia vào dự án xây dựng Trạm và phải mất trên 10 năm để lắp đặt.

NASA đã sử dụng tới 37 chuyến bay để góp phần xây dựng và trang bị cho Ttrạm không gian. Tàu vũ trụ của NASA cũng góp sức xây dựng và bảo trì Kính Thiên văn Hubble cũng như vận chuyển hàng chục máy thăm dò hành tinh và các vệ tinh quay quanh Trái đất.

Các cơ quan cung cấp hàng hóa, thiết bị cho trạm vũ trụ chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp: Tập đoàn Khoa học Quỹ đạo và Tập đoàn Công nghệ Thám hiểm Vũ trụ. là hai hãng lớn có kể hoạch bắt đầu giao hàng cho NASA vào năm tới. Nguồn cung cấp trên tàu Atlantis sẽ là lượng hàng dự trữ trong trường hợp hai công ty này chậm cung cấp hàng hóa và vật tư.

Với việc phi thuyền con thoi Atlantis ngừng bay, Mỹ sẽ không còn phương tiện tự đưa phi hành gia vào vũ trụ. Thay vào đó, NASA sẽ trả tiền cho Nga để đưa các phi hành gia tới Trạm Vũ trụ Quốc tế cho tới khi các công ty thương mại của Mỹ có thể cung cấp dịch vụ này.

NASA đang đầu tư 269 tỉ đô-la Mỹ trong dự án phát triển `taxi’ vũ trụ. Họ hi vọng rằng có thể tiếp tục đưa phi hành gia từ Mỹ vào vũ trụ vào năm 2015.

“Tôi rất tin tưởng rằng với sự ủng hộ của Tổng thống và sự hỗ trợ của Quốc hội. Theo tôi tiên đoán, NASA có thể đưa phi hành gia người Mỹ vào vũ trụ trên phi thuyền do Mỹ sản xuất từ những công nghệ tiên tiến của mình”, ông Charlie Bolden, Giám đốc Cục Quản trị Hàng không và Không gian Hoa Kỳ phát biểu trên chương trình `State of Union’ của kênh truyền hình CNN.

Atlantis hiện bay với phi hành đoàn gồm 4 thành viên để phù hợp với không gian giới hạn trong phi thuyền này. Tàu Soyuz của Nga sẽ đưa các phi hành gia trở về Trái đất nếu tàu Atlantis bị hư hỏng nặng và không thể quay về.

Sau vụ tai nạn tàu Columbia, tất cả các chuyến bay đều có một phi thuyền khác chờ sẵn khác chờ để giải cứu trong trường hợp cần thiết.

Theo bayvut

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.