Đã gắn bó với Hội An từ những ngày sơ khai, cho đến tận bây giờ, và chắc chắn là cả về sau nữa, nhữnglàng nghề truyền thống đã góp phần làm cho văn hóa Hội An thêm phần đặc sắc, và giờ đây, đã trở thành một trong những sản phầm du lịch rất thu hút của vùng đất này. Nhưng điều này không phải ai cũng biết. Hội An có rất nhiều các làng nghề thủ công đã góp phần tô đậm thêm bản sắc văn hóa nơi đây, mà đặc biệt nhất có thể kể đến, đó là:làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế, làng hoa Cẩm Hà, làng gốm Thanh Hà, và làng chài Thanh Nam.
Không chỉ là du lịch, mà khi đến thăm những làng nghề này, bạn còn có thể trải nghiệm cảm giác tự tay làm ra một sản phẩm, để biết được người nghệ nhân đã phải tâm huyết như thế nào với những sản phẩm của mình. Còn gì thú vị hơn nữa nào?
1. Làng mộc Kim Bồng: nằm ở xã Cẩm Kim đối diện khu phố cổ Hội An, bên kia sông Hoài. Từ bến đò phố Hội, bạn chỉ mất 10 phút để đến đó bằng thuyền. Nghệ nhân làng Kim Bồng từng tự hào với việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô đó xây dựng và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm.
Một tác phẩm của người nghệ nhân mộc Kim Bồng:
Cổng vào làng nghề:
Tượng áo dài bằng gỗ:
2.Làng rau Trà Quế: “Muốn về Trà Quế mà chơi, Lại e gánh nước hai gàu chưa quen”… Nằm cách Khu phố cổ Hội An 3km về phía Bắc(có thể di chuyển bằng xe đạp, taxi, hoặc thuê xe máy), làng rau Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà vốn nổi tiếng từ rất lâu đời, là làng rau chuyên canh nổi tiếng của Hội An với đủ chủng loại rau cung cấp cho cả Quảng Nam và Đà Nẵng. Nghề trồng rau sống ở Trà Quế đã có từ hơn 300 năm trước và được lưu truyền cho đến ngày nay một phần nhờ vào điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng ưu đãi.
Người nông dân với nghề làm rau:
Rất nhiều chủng loại rau:
3.Làng hoa Cẩm Hà: tuy không nổi tiếng đẹp và đồ sộ như làng hoa Ngọc Hà của thủ đô, nhưng làng hoa Cẩm Hà – Hội An cũng mang những màu sắc rất riêng.
Một số hình ảnh:
Ngoài hoa, người ta còn trồng các loại cây kiềng:
4.Làng gốm Thanh Hà: nằm cách Hội An 3km về hướng Tây (di chuyển bằng thuyền khoảng gần 30 phút từ bến đò khu phố cổ), vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn luyến kỹ thuật thì làng đã hình thành một làng gốm như ngày nay.
Heo đất nung:
Tự tay làm gốm:
5.Làng chài Thanh Nam: cũng là một nghề truyền thống rất lâu đời, có thể kết hợp thăm quan làng chài và tham quan biển Cửa Đại bằng thuyền hoặc thuyền thúng, thử cảm giác làm ngư dân một lần cũng thật thích.
Những con người quanh năm ở mom sông:
Thử một lần quăng lưới:
Ngắm biển bằng thuyền thúng:
Nếu một lần đến Hội An, tôi khuyên bạn không nên bỏ qua những nơi này.
(theo blog.yume)