Nhiều người có thể tin rằng chu kỳ của mặt trăng ảnh hưởng đến con người. Ví dụ rõ ràng nhất là kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Trong điều kiện bình thường,chu kỳ của một người phụ nữ xảy ra mỗi 28 ngày, chính xác trong khoảng giữa một tháng thiên văn (thời gian giữa những độ cao tối đa của một ngôi sao cố định khi nhìn từ Mặt trăng, nó xấp xỉ 27 ngày) và một tháng âm lịch (29 ngày).
(Đường Minh / Secret China)
Theo một bác sĩ Trung y, Shi Yukun, chu kỳ của mặt trăng cũng liên quan đến thời điểm con người được sinh ra. Hầu hết các em bé được sinh ra ngay sau khi trăng tròn.
Tuần trăng có ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần của con người. Người Babylon cổ đại ám chỉ những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh là “lunatic” (người mất trí), tức là có bệnh bị ảnh hưởng bởi mặt trăng. Ngày nay, từ này được sử dụng thường xuyên ở Mỹ. Những nghiên cứu đã cho thấy những người bệnh tâm thần có khuynh hướng biểu hiện triệu chứng rối loạn thần kinh trong thời gian trăng tròn.
Mặt trăng cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của một người. Trăng tròn có thể làm người ta cảm thấy bất an, căng thẳng, bị quấy rầy và sinh ra ảo giác. Hơn nữa, trong thời gian trăng tròn, người ta có xu hướng hồi tưởng những kỷ niệm quá khứ của họ cao hơn, làm cho họ cảm thấy buồn bã và chán nản. Nhiều nhà thơ sáng tác những kiệt tác của họ trong thời gian trăng tròn.
Một cuốn sách Trung Quốc cổ đạiNhững câu hỏi thường gặp: Thuyết Bát Tiêncó viết, “Khi trăng lưỡi liềm xuất hiện, khí và huyết (máu) bắt đầu tăng cường, và khí [có chức năng] bảo vệ bắt đầu lưu thông.Khi trăng tròn, khí vàhuyết sẽ dồi dào, và các cơ bắp trở nên mạnh mẽ. Khi trăng khuyết, các kênh năng lượng suy yếu, khí bảo vệ rời đi, và chỉ còn lại bóng hình.” Đó là để nói, huyết (máu) của cơ thể người, khí, cơ bắp và sức mạnh của các kênh năng lượng là có liên quan đến các tuần trăng.
Nếu một người nhìn nhận những hiện tượng này từ một quan điểm khác thì thân thể con người chỉ đơn giản là được kết nối với toàn vũ trụ chứ không chỉ là mặt trăng, bởi vì mặt trăng có thể chỉ là một vật thể phản ứng theo nhịp điệu của vũ trụ chăng?
Tác giả: Cheng Lu
Nguồn: Kan Zhong Guo