Nhiều bệnh nhân thường đến phòng mạch của tôi để mua những viên thuốc thảo dược trước khi họ đi du lịch. Berberine là một trong các loại thuốc khẩn cấp phổ biến nhất khi đi du lịch. Nó đặc biệt phổ biến cho các chuyến đi tới Mexico và Đông Nam Á bởi vì hiệu ứng thuốc nhanh chóng đối với những chứng bệnh đặc trưng của khu vực.
Thực vật có chứa berberine (黄连 Hoàng Liên ở Trung Quốc) được sử dụng trong hầu như tất cả bài thuốc truyền thống. Y học Trung Quốc đã sử dụng nó ít nhất 3.000 năm trước đây. Berberine đã được chứng minh có khả năng chống lại sự họat động của các lọai vi khuẩn, nấm, sinh vật đơn bào, virus, giun sán và chlamydia. Berberine là lọai thuốc được sử dụng thường xuyên nhất cho các bệnh như tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột, và đau mắt hột.
Sau đây là một câu chuyện vui về berberine. Một người Mỹ đi du lịch trong khu vực Đông Nam Á cực kỳ thận trọng trong khoản ăn uống. Ông đánh răng của mình với nước đóng chai và rất thận trọng với đồ ăn. Ông không bao giờ ăn bất cứ thứ gì chưa được nấu chín. Sau khi tuân thủ trong một tuần, ông đã tránh được bệnh tật, và cảm thấy rất hài lòng với chính mình. Thói quen cẩn thận đó đã giúp ông mạnh khỏe. Một buổi chiều nọ, vì khát nên ông uông một chai Coca Cola được cung cấp bởi khách sạn. Ông nghĩ rằng Coca Cola là thức uống an toàn vì nó được vận chuyển trong lon làm bằng nhôm từ Mỹ qua. Ông uống một ly lớn nuớc Coca Cola. Ông bị đau bụng sau đó 10 phút, rồi nôn mửa và tiêu chảy. ông nhanh chóng bị mất nước và bệnh tình trở nên rất nghiêm trọng. Ông không thể tưởng tượng nỗi điều này có thể đã xảy ra. Lý do ở nước đá từ ly Coca, chúng được làm từ nước máy.
Một khách du lịch trong nhóm là bệnh nhận của tôi có thuốc berberine. Ông đã cho người Mỹ đó uống một vài viên thuốc. Trong vòng hai giờ các triệu chứng nhanh chóng biến mất và bệnh lỵ của người Mỹ được chữa khỏi. Ông ta vô cùng cảm kích bệnh nhân của tôi. Ông nói rằng chắc chắn sau này cũng sẽ ghé thăm phòng khám của tôi trước khi đi du lịch để được kê toa thuốc cổ truyền Trung Hoa dùng khi có vấn đề về sức khỏe.
Cây Hoàng Liên
Các thành phần trong thuốc berberine là berberine hydrochloride, được chiết xuất từ cây Hoàng Liên. Ở Trung Hoa, chất Berberine được biết đến như “tinh chất cây Hoàng Liên”.
Cây Hoàng Liên là gì? Nó đã được ghi chép lại trong Biên niên sử của Quận Nga Mi phần sản vật như sau: cây Hoàng Liên mọc ở các khu vực núi đá rất khó tiếp cận. Những người hái phải buộc dây thừng quanh thắt lưng cho an tòan trước khi leo lên những tảng đá để tìm cây Hoàng Liên. Tuy nhiên, việc tìm kiếm nguy hiểm này thường không thành công. Có rất nhiều giống Hoàng Liên mọc ở tỉnh Tứ Xuyên, Sơn Tây, Vân Nam và Quý Châu. Tuy nhiên cây Hoàng Liên hoang dã mọc trên núi Nga Mi là quý nhất. Chúng có chất lượng tốt nhất, nhưng tìm được nó cũng khó nhất.
Hoàng Liên thuộc họ Mao Lương, đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa một thời gian dài. Thần Nông đã liệt kê Hoàng Liên trong “Các lọai thảo dược được Thần Nông lựa chọn” trong Sách Materia Medica của mình, một quyển sách dược phẩm liệt kê tất cả các lọai động thực vật và các chất khác được cho là có giá trị trong chữa bệnh theo y học cổ truyền Trung Hoa.
Các loại thảo mộc Trung Quốc có thể được xếp vào một trong nhiều loại danh mục thuốc khác nhau theo tính chất và sự tương đồng của chúng, do đó một loại thảo dược có thể được sử dụng thành nhiều bài thuốc khác nhau. Các đặc tính mạnh của một loại thảo dược có thể được tận dụng tối đa khi được kết hợp với các loại thảo mộc khác. Hoàng Liên kết hợp với các loại thuốc khác nhau thể điều trị nhiều bệnh. Ví dụ, Hoàng Liên kết hợp với Fuligo Plantae có thể điều trị bệnh tiêu chảy cấp. Kết hợp với cây Hương Phụ (Rhizoma Cyperi), nó có thể điều trị các bệnh khác nhau của tình trạng trì trệ khí. Kết hợp với Tô Diệp (Folium Perillae), nó có thể điều trị các bệnh gây ra bởi sự gia tăng của độ ẩm và tự sinh nhiệt, không hài hòa giữa phổi và dạ dày, và chứng buồn nôn, nôn mửa. Kết hợp với Mộc Thông (Caulis Akebiae) và tre lá, nó có thể chữa trị chứng ợ nóng (chứng ợ gây bỏng rát sau xương ức), và mất ngủ.
Nguồn: Kan Zhong Guo
(theo bocau)