ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Về lại nơi Napoleon bại trận
Friday, August 12, 2011 9:58
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(du lich) – Một địa danh không nên bỏ qua đối với bất kỳ khách du lịch nào khi đến Bỉ, đó là nơi diễn ra trận đánh kinh điển của Hoàng đế Napoleon.

Ngay cả khi chưa từng đến Bỉ, thì cái tên Waterloo vẫn rất quen thuộc với tất cả mọi người. Người yêu sử học, hay người thích tìm hiểu về chiến thuật quân sự, chắc hẳn không thể bỏ qua trận đánh kinh điển và cũng là thất bại đau đớn của Hoàng đế Napoleon diễn ra ở Waterloo. Trong đời thường, cái tên Waterloo cũng thường được sử dụng để so sánh về một thất bại to lớn.

Ngôi làng Waterloo nằm cách thủ đô Brussels hơn 20km về phía Nam. Ngoại ô của Bỉ thanh bình tưởng như chưa từng có những vó ngựa, bánh xe pháo và bước chân ủng của những người lính trận dày xéo năm xưa. Những con đường nhựa vắng vẻ vắt ngang qua những cánh đồng lúa mì mênh mông, màu vàng vô tận, đôi khi được tô điểm bằng những cánh đồng ngô màu xanh mướt và những cánh rừng bát ngát xa xăm. Khó có thể tưởng tượng rằng con đường ít người qua lại đó lại dẫn tới một khu du lịch đắt khách, với ba bãi đỗ xe không còn chỗ trống.

Du khách ngắm chiến trường xưa qua ống kính

Tùy vào các mức giá khác nhau (thấp nhất là 6 euro đối với người lớn), khách du lịch có thể lựa chọn tham gia các hoạt động phong phú của khu du lịch. Nhưng lựa chọn không thể bỏ qua là leo 226 bậc thang để lên đỉnh “Đồi sư tử” (Butte du Lion). Ngọn đồi nhân tạo cao 40m này được đắp từ năm 1823 – 1826, tương truyền là nơi Hoàng tử Orange (sau này là vua Guillaume II) của Hà Lan bị thương trong trận đánh lịch sử Waterloo ngày 18-6-1815. Trên đỉnh ngọn đồi là một con sư tử, mặt hướng về nước Pháp.

Xung quanh con sư tử này, tồn tại khá nhiều những câu chuyện đầy thú vị. Theo một giai thoại, con sư tử này được làm từ chất liệu đồng lấy từ những khẩu pháo thu được của quân Pháp bại trận. Nhưng nhiều tài liệu lại chỉ ra rằng, con sư tử được đúc từ sắt: người ta đúc 9 phần khác nhau của con sư tử, vận chuyển bằng một cỗ xe do 20 con ngựa kéo tới ngọn đồi và được ghép lại trước khi đưa lên đỉnh.

Đồi Sư tử

Lại có một giai thoại khác kể rằng vào năm 1831, binh lính Pháp đi qua đây đã tìm cách phá hoại con sư tử này, bởi vì nó làm người ta nhớ tới thất bại của nước Pháp. Binh lính Pháp đã tìm cách bẻ cong đuôi của sư tử, làm cho nó hướng xuống đất thay vì hướng lên cao như ban đầu. Nhưng một số tài liệu chứng minh rằng câu chuyện này không có cơ sở, bởi vì với chất liệu sắt, khó có thể bẻ cong đuôi sư tử mà không làm nó hư hỏng. Đó là chưa kể bản mẫu gốc bằng thạch cao cũng có đuôi sư tử hướng xuống đất như hiện nay.

Đứng trên đỉnh đồi, khách du lịch có thể thoả thuê khám phá toàn cảnh chiến trường xưa, nay là những cánh đồng, nhưng không hề có sự xuất hiện của những ngôi nhà dân xâm hại tới khu di tích. Không ít người ngồi lại trên những bậc thềm đá dưới chân tượng sư tử hàng tiếng đồng hồ để xem bản đồ và sống lại những chi tiết của trận đánh lịch sử. Chính ở trận đấu cuối cùng tại Waterloo này, Hoàng đế Napoleon đã nhận thất bại thảm hại và phải thoái vị lần hai sau 100 ngày giành lại quyền lực, bị người Anh bỏ tù ở đảo Saint Hélène, rồi kết thúc cuộc đời của mình ở nơi đây năm 1821.

Màn biểu diễn pháo

Ngoài lựa chọn leo lên ngọn “đồi Sư tử” để ngắm toàn cảnh chiến trường xưa, khách du lịch cũng có thể lên một đoàn tàu để đi thăm thực địa chiến trường, xem mô hình của trận chiến được xây dựng trong một ngôi nhà tròn, thăm bảo tàng sáp với những nhân vật chính của trận đánh Waterloo, xem phim lịch sử… Để tăng cường sức thu hút cho khu du lịch, vào hai ngày cuối tuần, ban tổ chức nỗ lực làm sống lại không khí thực của thời chiến tranh năm xưa khi có thể cùng ăn, ở với một nhóm diễn xuất của khu du lịch Waterloo.

Anh Gael Kola, trưởng nhóm diễn xuất được ban tổ chức thuê cho biết: “Chúng tôi tiến hành một buổi biểu diễn, bao gồm trình diễn bắn pháo với đầy đủ các công đoạn như trong thời chiến tranh. Chúng tôi cũng mặc trang phục, tổ chức ăn uống, ngủ ngoài trời hoặc trong lều giống như theo chỉ huy của Napoleon ngày xưa”. Nhớ lại lúc mua vé vào khu thăm quan, anh chàng bán vé nói được 3 thứ tiếng Anh, Pháp, Hà Lan không chỉ hướng dẫn chi tiết cho khách du lịch về những nơi tham quan, mà còn hỏi thông tin về quốc tịch của khách du lịch để nhập vào máy tính cho thống kê cuối năm. Một nơi tham quan đầy ý nghĩa cùng với cách làm du lịch hiệu quả như vậy, chắc hẳn khu du lịch Waterloo năm nay sẽ lại có một vụ mùa bội thu.

Theo Quang Hưng-Thùy Vân VOV News

(Theo 24h)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.