ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Kiều nữ đánh giày và nỗi lo bị sàm sỡ
Wednesday, September 7, 2011 13:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Với phận nữ nhi hành nghề đánh giày thì việc chịu mưa nắng, miệt thị, quát tháo vẫn không hãi hùng bằng việc gặp khách có máu dê hoặc những tú ông tú bà hành nghề “chăn dắt” gái.

Công việc đánh giày vỉa hè giờ đây không còn là đặc thù của nam giới mà đã trở thành sự lựa chọn của nhiều cô gái tỉnh lẻ lên thành phố kiếm việc làm. Bất kể ngày nắng hay ngày mưa, vì công cuộc mưu sinh, họ luôn xách làn rong ruổi khắp các con phố để kiếm khách.

Kiều nữ và hộp xi

Gặp chị Hoa (32 tuổi, quê Thái Bình) ở một quán ăn nhỏ trên đường Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội), tôi ấn tượng khi thấy dáng người cao gầy của chị cúi gập xuống giở đồ nghề và hành nghề “ngon lành” trước nhiều ánh mắt tò mò. Chị đã làm công việc này ngót một năm.

Chị Hoa đến với nghề đánh giày hết sức tình cờ. Lúc mới lên Hà Nội, chị làm nghề buôn hoa quả rong. Hôm nào bán được hết xe hoa quả thì lãi cũng kha khá, nhưng phải tội thức khuya dậy sớm, bon chen nhập hàng nên sức chị không chịu nổi. Chưa kể bị công an dẹp hàng, những hôm ế ẩm, nhìn đống hoa quả hỏng mà nước mắt chảy ròng. Là dân chợ búa nên chị chỉ dám thuê một chỗ rẻ mạt, tính tiền theo đêm. Chính từ đó mà chị quen với mấy chị đánh giày.

Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Chị thích thú kể lại những ngày đầu vào nghề, ai cũng mắt tròn mắt dẹt, tò mò nhìn chị. Chị cho hay, con gái đánh giày thực ra có cái thú vị, đặc biệt là khi gặp phải các tình huống khôi hài: “Có khách từng bị cuỗm đôi giày bạc triệu nên họ cảnh giác lắm. Mình đòi ngồi ra một chỗ để đánh cho tiện nhưng họ nhất định không chịu. Đến lúc họ thấy mình làm tỉ mỉ, đàn bà con gái lại thật thà nên họ cho thêm tiền và còn giải thích ‘hật sự tôi không đa nghi thế đâu’ làm tôi buồn cười nhưng chỉ dám cười mỉm rồi nhận tiền ra về”.

Theo chị Hoa, phụ nữ đánh giày dễ tạo thiện cảm cho khách hàng, dễ được khách tin tưởng và boa thêm tiền. “Mỗi người đều có địa bàn hoạt động riêng chứ không chạy lung tung được nên làm cẩn thận thì có khách quen”, chị Hoa cho biết.

“Thông thường đánh giày có mức giá chung rồi nên ít người hỏi giá hay mặc cả. Nhiều người lợi dụng điều này để hét giá thật cao. Số khác tranh thủ chủ nhân đôi giày không để ý bèn rạch mấy nhát ở đế để khách mất thêm tiền dán keo. Mặc dù cùng là dân đi đánh giày với nhau nhưng tôi chưa bao giờ ủng hộ cách làm này vì nó sẽ khiến khách hàng mất hết sự tin tưởng với dân đánh giày vỉa hè”.

Cũng chính vì có những người như thế nên chị từng ấm ức phát khóc khi thấy khách hàng cứ mở miệng ra là gọi “cái con đánh giày” rồi “bọn đánh giày” một cách miệt thị. “Ngồi đánh giày, nghe họ bàn tán về mình mà đau lắm chứ. Tôi làm cái nghề này cũng vì suy nghĩ làm nghề gì thì làm, miễn là kiếm tiền chính đáng, nhưng gặp trường hợp như thế, là phụ nữ ai mà chẳng tủi thân”.

Nỗi lo bị sàm sỡ

Với phận nữ nhi hành nghề đánh giày thì việc chịu mưa nắng, chịu cảnh miệt thị, quát tháo vẫn không hãi hùng bằng việc gặp khách có máu dê hoặc những tú ông tú bà hành nghề “chăn dắt” gái.

Chị Hoa bàng hoàng nhớ lại: “Lần ấy tôi đang đi trên đường thì có một người đàn ông đứng ở cửa nhà gọi vọng ra nhờ vào nhà đánh cho mấy đôi giày. Tôi chẳng nghi ngờ gì nên vào luôn. Lúc đầu ông ta nói chuyện tử tế, hỏi han nhiều về công việc nên tôi thấy vững tâm. Đánh xong đôi thứ nhất thì ông ta lộ nguyên hình là gã dê xồm, gạ gẫm, mời mọc đủ kiểu. Thấy tôi từ chối, đòi tiền chuẩn bị đi, ông ta lao tới ôm. Nhưng may tôi vùng ra, chạy thoát được”.

Mặc dù sự việc xảy ra khá lâu song chị Hoa không bao giờ quên và luôn lấy đó để răn mình, không bao giờ tham tiền mà ghé vào những căn nhà có gia chủ là đàn ông. “Mình là gái già rồi mà mấy gã đó có tha đâu. Gặp mấy đứa nhỏ đi đánh giày đáng tuổi con mình mà thấy lo quá. Mỗi lần có cơ hội là tôi phải bảo chúng từng ly từng tí để phòng ngừa mấy tình huống như thế. Tham tiền rồi mất đời con gái thì khổ”. Có lần chị Hoa xăm xăm đánh giày cho khách, có “tú bà” tưởng vớ được mồi ngon nên buông lời ngọt nhạt dụ dỗ. Chị chẳng một lời đáp, cặm cụi làm nốt việc, cầm tiền rồi bước đi.

Những người phụ nữ như chị Hoa ít ra còn có nhiều kinh nghiệm sống, đủ để đối phó với các tình huống hiểm nguy bất ngờ. Bên cạnh đó còn biết bao bé gái chỉ tầm tuổi 16 cũng hành nghề đánh giày, tuổi đời non nớt, liệu các em có đủ sức vùng vẫy, né tránh?

Công việc đánh giày mang đến cho chị em nguồn thu nhập khá và tương đối ổn định.”Giày trao, tiền trả”, quy luật của nghề đánh giày trước nay vẫn thế. Song các cạm bẫy thì không thế. Trong số những chị em đang hành nghề đánh giày tại Hà Nội, liệu có bao nhiêu phần trăm đủ khôn ngoan để nhận diện và tỉnh táo trước những cám dỗ?

Theo Người Đưa Tin

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.