Kích hoạt tính năng Hibernate trong Windows 8
Thực tế cho thấy, Windows 8 khởi động nhanh hơn đáng kể so với các phiên bản trước của Windows, kể cả Windows 7. Vì vậy trong Windows 8, bạn có thể lựa chọn ngay tùy chọn Shut down thay vì Hibernate. Nhưng nếu trong trường hợp nào đó, bạn vẫn muốn sử dụng tính năng Hibernate thì bạn có thể làm theo cách sau đây.
Bước 1: Trong hộp thoại Run, gõ lệnh powercfg.cpl, và bấm OK để khởi động chức năng Power Options.
Ngoài cách sử dụng hộp thoại Run, bạn có thể truy cập vào hộp thoại Power Options bằng cách truy cập vào màn hình Windows 8 Start, rồi kích chọn mục Control Panel để mở cửa sổ Metro style Control Panel.
Trong Metro Control Panel, bạn di chuyển xuống phía dưới và kích chọn mục More settings để kích hoạt cửa sổ Control Panel về dạng quen thuộc.
Tại cửa sổ Control Panel > System and Security > Power Options xuất hiện, bạn thực hiện tiếp các bước tương tự như Bước 2 ở trên cho đến hết.
Sử dụng Start menu quen thuộc như trong Windows 7
Trong Windows 8, Microsoft đã thay thế Start menu quen thuộc bằng một giao diện Start menu phong cách Metro hoàn toàn mới rất trực quan, sinh động và tối ưu hóa cho các thiết bị cảm ứng, đặc biệt là talbet. Tuy nhiên, nếu sử dụng laptop hay desktop bạn có thể cảm thấy hơi lạ lẫm và bất tiện khi sử dụng Start menu kiểu mới. Để quay trở lại với Start menu truyền thống, hãy thực theo các bước dưới đây.
Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + R để kích hoạt hộp thoại Run, rồi gõ lệnh regedit và nhấn Enter.
Tự động ẩn menu Ribbon của Windows Explorer
Trong Windows 8 Developer Preview, bạn sẽ thấy menu Ribbon tương tự như trong Office 2007, 2010 đã được thêm vào Windows Explorer khi bạn truy cập bất cứ thư mục nào trong máy. Tuy nhiên, menu Ribbon chiếm khá nhiều diện tích màn hình và đặc biệt gây bất tiện nếu bạn sở hữu màn hình kích thước nhỏ khoảng 10″ đến 13″ như các netbook.
Để ẩn menu Ribbon, mặc định khi truy cập một thưc mục nào đó, bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl+F1 (hoặc bấm biểu tượng chữ V ngược phía trên góc phải) Khi cần làm xuất hiện lại menu Ribbon, bạn chỉ việc nhấn lại tổ hợp phím Ctrl+ F1 lần nữa, hoặc bấm vào biểu tượng chữ “V” này.
Nhưng nếu bạn muốn tự động ẩn menu Ribbon trong Windows Explorer mà không cần phải thao tác thủ công như trên thì hãy thực hiện theo cách sau:
Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows+R để kích hoạt hộp thoại Run, rồi gõ lệnh “gpedit.msc” và nhấn Enter.
Khởi động thẳng vào Windows 8, không cần gõ mật khẩu
Mặc định trọng Windows 8, bạn sẽ phải đặt mật khẩu cho máy tính và mỗi khi khởi động, bạn sẽ phải gõ mật khẩu này để truy cập vào máy tính. Nhưng nếu bạn chỉ sử dụng máy tính một mình mà không phải dùng chung với người khác thì việc khởi động vào thẳng Windows 8 Developer Preview mà không phải gõ mật khẩu vừa tiện lợi lại tiết kiệm thời gian gấp nhiều lần. Để thực hiện điều đó, bạn chỉ cần làm theo cách dưới đây.
Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows+R để mở hộp Run, rồi gõ vào lệnh netplwiz và nhấn Enter
Tạo shortcut Hibernate, Shutdown, Restart từ desktop
Bước1 : Bạn bấm chuột phải vào desktop và chọn New > Shortcut
Hoàn toàn tương tự nếu bạn muốn tạo shortcut cho các chức năng Restart, Hibernate, Sleep trên desktop thì chỉ cần thay bằng các lệnh sau:
- Với Restart ,gõ: Shutdown.exe -r -t 00
- Với Lock, gõ: Rundll32.exe User32.dll,LockWorkStation
- Với Hibernate, gõ: rundll32.exe PowrProf.dll,SetSuspendState
- Với Sleep, gõ: rundll32.exe powrprof.dll,SetSuspendState 0,1,0
Các shortcut tạo ra trên desktop mặc định sẽ khá đơn điệu, nếu bạn muốn thay đổi biểu tượng cho các chức năng này thì bấm phải chuột vào từng shortcut và chọn Properties, rồi bấm nút Change Icon > OK (với Shutdown và Restart), hoặc Change Icon > Browse (với Hibernate và Sleep) rồi chọn lấy một icon ưa thích.
Những phím tắt hữu dụng của Windows 8
Nếu bạn là người đã quen thuộc với các phím tắt khi sử dụng Windows thì những phím tắt dưới đây của Windows 8 sẽ giúp bạn sử dụng các tính năng trong HĐH mới nhất của Microsoft một cách vô cùng thuận tiện và nhanh chóng:
• WIN + Q – Mở cửa sổ tìm kiếm.
• Win + Z – Lật mở các ứng dụng.
• Win + Spacebar -Thay đổi ngôn ngữ của bàn phím.
• Win + Y – Hiển thị thời gian trên desktop.
• WIN + W – Tìm kiếm trên các thông số của hệ thống.
• WIN + F – Tìm kiếm các tập tin.
• WIN + I – Mở bảng Settings ở bên phải màn hình.
• WIN + K – Mở bảng Connections
• WIN + O – Vô hiệu hóa xoay màn hình (tắt cảm ứng con quay hồi chuyển)
• WIN + C – Hiện Start menu mới và đồng hồ Metro màu đen (hay gọi chung là thanh Charms).
• WIN + V – chuyển đổi giữa các thông báo.
• WIN + Shift + V – chuyển đổi giữa các thông báo theo thứ tự ngược.
• WIN + Enter – Chạy tiện ích Narrator, đọc to các tiêu đề và nội dung của tất cả các cửa sổ mở ra.
• WIN + PageUp – Di chuyển tiêu đề về bên trái.
• WIN + PgDown – Di chuyển tiêu đề về bên phải.
• WIN + Shift +. – Di chuyển các dấu phân cách [màn hình] ở phía trái.
• WIN +. – Di chuyển các dấu phân cách [màn hình] ở bên phải.
Tiếp tục những thủ thuật hay giúp bạn khai thác, sử dụng và làm chủ Windows 8 tốt hơn.
Cách cài đặt mật khẩu bằng hình ảnh trong Windows 8
Buớc 5: Đây là bước rất quan trọng và bạn cần thực hiện thật cẩn thận. Trong mục Setup your gestures bạn sẽ phải vẽ 3 ký hiệu lên bức ảnh đã chọn. Windows 8 cho phép bạn sử dụng các ký hiệu như vòng tròn, đường thẳng hoặc bạn cũng có thể nháy chuột (hay chạm nhẹ lên màn hình nếu sử dụng màn hình cảm ứng) và các kí hiệu này sẽ tạo nên mật khẩu của bạn.
Lưu ý: bạn bắt buộc phải nhớ kích thước, vị trí, hướng vẽ và cả thứ tự của các hình mà bạn đã vẽ. Ví dụ: với bức ảnh trên, bạn có thể click chuột vào tâm, đỉnh và đáy của cuộn rơm. Sau khi click xong lần 1, bạn sẽ phải lặp lại chính xác thao tác này một lần nữa để Windows 8 ghi nhớ và tạo mật khẩu.
Những lần sau nếu bạn muốn đăng nhập vào Windows 8, bạn sẽ sử dụng những cử chỉ vừa thực hiện để đăng nhập vào hệ thống. Tuy nhiên, nếu lỡ quên mất cách đăng nhập này bạn vẫn có thể trở lại cách đăng nhập thông thường là điền các ký tự bằng cách bấm vào mục Switch to password .
Sao lưu dữ liệu tự động trong Windows 8
Tính năng File History trong Windows 8 Developer Preview cho phép tự động sao lưu dữ liệu trong các thư mục quan trọng như Desktop, Contacts (danh bạ của tài khoản email từng khai báo lúc cài đặt), Favourites (các trang web ưa thích trong Internet Explorer 10) và Libraries (gồm Documents, Music, Pictures, Videos) vào ổ USB theo khoảng thời gian xác định.
Đầu tiên, bạn bạn kết nối USB của mình với máy tính, tiếp đó mở Control Panel trên màn hình Start và chọn More settings, chuyển sang chế độ All Control Panel Items và bấm biểu tượng File History.
Trong cửa sổ File History xuất hiện, bạn bấm chọn liên kết Advanced settings ở phía bên trái. Mục Keep saved verisons là tuỳ chọn thời gian để lưu trữ các bản sao dữ liệu trong thư mục Desktop, Contacts, Favourites, Libraries. Theo mặc định, thời gian này là mãi mãi (Forever), tuy nhiên nếu muốn bạn có thể thay đổi thành 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm, hoặc 2 năm.
Mục Save copies of the files để bạn chọn thời gian tự động sao lưu dữ liệu vào ổ USB và ổ cứng. Mặc định, tùy chọn này là mỗi giờ (Every hour) nhưng bạn có thể thay đổi tuỳ chọn sao lưu theo nhiều khoảng thời gian khác nhau, tuỳ vào sở thích và tính chất quan trọng của dữ liệu. Sau đó, bạn bấm Save changes để lưu lại.
Trở về cửa sổ ban đầu, bạn bấm liên kết Exclude folders nếu không cần sao lưu dữ liệu trong thư mục nào đó, bấm tiếp liên kết Choose a folder và duyện đến thư mục này (chẳng hạn Music trong Libraries), rồi bấm Save changes.
Tính năng File History sẽ tự động phát hiện các thiết bị lưu trữ bên ngoài khi được kết nối đến máy tính. Và nếu bạn muốn chọn vị trí khác để chứa dữ liệu sao lưu, bạn bấm vào dòng Change drive bên trái. Bạn có thể chọn sao lưu dữ liệu tại bất kỳ vị trí nào từ các phân vùng ổ cứng cho đến các máy tính khác trong mạng LAN. Sau đó, bấm nút OK để áp dụng.
Khôi phục dữ liệu với File History
Khi cần khôi phục dữ liệu với File History, bạn quan sát phía dưới góc trái cửa sổ chính có dòng Restore personal files để bạn xem bản sao dữ liệu gần nhất được lưu giữ trong Windows 8.
Nếu bạn xóa nhầm bất kỳ file/thư mục con nào trong các thư mục sao lưu mà bạn đã thiết lập ở trên, bạn chỉ cần kích chọn thư mục tương ứng có dữ liệu cần khôi phục, đánh dấu file/thư mục con đó, rồi bấm nút Restore (nút mũi tên xanh chính giữa) để khôi phục nó về vị trí cũ (hoặc bấm phải chuột và chọn Restore).
Bạn có thể bấm vào các nút mũi tên trái, phải để xem các bản sao dữ liệu khác được tạo ra ở các thời điểm về trước và ngược lại. Ngoài ra nếu có nhiều dữ liệu cần khôi phục mà bạn không nhớ, hãy sử dụng thanh công cụ tìm kiếm nhanh theo từ khóa ở góc bên phải. Đồng thời, bạn có thể thay đổi cách hiển thị danh sách file/thư mục con bằng cách kích chọn các biểu tượng bên dưới góc phải.
Đăng nhập vào Windows 8 bằng mã PIN
Bên cạnh việc đăng nhập vào Windows 8 thông qua Account trên máy tính thì Windows 8 còn cung cấp cả tuỳ chọn cho phép bạn tạo một mã số PIN làm mật mã đăng nhập Windows. Người dùng có thể tạo ra các mã PIN để đăng nhập vào Windows sử dụng Windows Live account username và password hoặc PIN code.
Để có thể tạo được mã PIN, bạn truy cập vào Start menu và chọn Control Panel. Tiếp theo chọn mục Users ở cột bên trái, tiếp theo bấm nút Create a PIN ở khung bên phải.
Sang hộp thoại mới, bạn phải nhập mật khẩu của mình. Trong trường hợp bạn kết nối account Windows Live với account Windows 8 thì ứng dụng sẽ hỏi bạn mật khẩu Windows Live.
Kế đến bạn nhập vào 4 số của mã PIN vào khung Enter PIN và Confirm PIN. Xin lưu ý rằng vì đây là mã PIN nên chỉ được nhập số. Sau khi nhập xong bạn bấm nút Finish.
Nhập 4 số của mã PIN vào khung Enter PIN và Confirm PIN
Quay trở về màn hình Control Panel. Lúc này bạn cũng sẽ thấy tùy chọn sửa hoặc xóa mã PIN. Đồng thời trong phần tùy chọn đăng nhập, sẽ có thêm tùy chọn PIN Logon Credential Provider để bạn đăng nhập vào hệ thống bằng mã PIN cùng với các tuỳ chọn đăng nhập khác.
Vậy là, chỉ với một vài thủ thuật đơn giản, bạn đã biết thêm những tính năng rất thú vị trong hệ điều hành mới nhất của Micrsoft. Chắc chắn trong thời gian tới, Windows 8 sẽ được bổ sung thêm nhiều tính năng hấp dẫn để bạn có thể thỏa sức khám phá và tìm hiểu
(Theo DTTD)