Song có những thành phố trên thế giới vẫn duy trì được nhịp phát triển kinh tế, du lịch nhưng lại được xếp vào hàng các thành phố “không khói xe”.
1. Fez, Maroc
Fez – một trung tâm thương mại của Maroc, được xem là khu đô thị không khói xe lớn nhất trên thế giới. Cư dân trong thành phố chủ yếu đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng để di chuyển sang khu vực ngoại ô.
Fez còn là một trong những thành phố cổ kính trên thế giới, bảo tồn được các tòa nhà mà không bao giờ phá hủy để làm đường giao thông.
Bao quanh thành phố là hơn 10.000 con đường nhỏ, với những bức tường bằng phẳng đầy bụi bặm, cũng những khu vườn đầy mùa sắc, hương thơm ẩn sau những cánh cửa cũ kỹ.
2. Harajuku, Tokyo
Harajuku nổi tiếng là “thiên đường dành cho người đi bộ”, một trong những khu thương mại không khói xe nổi tiếng nhất tại thành phố Tokyo.
Sau Thế chiến thứ hai, Harajuku thực sự là một địa điểm thu hút giới trẻ Nhật Bản khi họ tụ tập về đây để chiêm ngưỡng những mẫu thời trang thời thượng nhất của Mỹ.
3. Green Beach, New York
Du khách có thể nằm dài phơi nắng ngay trên Quảng trường Thời đại của thành phố New York.
Kể từ khi áp dụng lệnh cấm ô tô lưu thông, thành phố đã giảm được tai nạn cho 63% người đi xe máy và 35% cho người đi bộ, đồng thời tăng tỷ lệ người đi bộ thêm 11%, cũng như hạn chế đáng kể lượng phát thải oxit nitơ và nhiên liệu hóa thạch, gây bệnh hô hấp.
Trong năm 2012, chính quyền thành phố sẽ cho triển khai xây dựng khu đi bộ trên Quảng trường Thời đại mang tên Cool Water, Hot Island, dựa trên thiết kế dữ liệu vệ tinh hồng ngoại của NASA, nhằm giảm tác động gây tăng nhiệt mặt đất trong khu vực thành phố.
4. Siena, Italy
Siena nằm trong vùng Toscano của Ý. Tại đây, ô tô và những phương tiện giao thông xả khói bụi hoàn toàn bị cấm lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố.
Du khách thường phải đỗ xe ở vùng ngoại ô, sau đó đi bộ hoặc bắt xe buýt để vào trung tâm thành phố.
Siena nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực, viện bảo tàng, các công trình lưu giữ từ thời trung cổ và Palio – cuộc đua ngựa được tổ chức 2 lần/năm.
5. Bogotá, Columbia
Cách đây 2 năm, Bogotá, thành phố sinh sống của 7 triệu dân, không hề có hệ thống giao thông công cộng.
Tuy nhiên, thị trưởng Enrique Peñalosa đã đề xuất ý kiến hạn chế giao thông, giảm tắc nghẽn trong giờ cao điểm, cũng như đánh thuế xăng dầu cao, để đầu tư cho hệ thống xe buýt TransMilenio, phục vụ việc đi lại cho 500.000 người/ ngày.
Peñalosa còn cho xây dựng những làn đường dành cho người đi xe đạp, phục vụ nhu cầu đi lại của 350.000 người/ngày tại Bogotá.
Vào ngày chủ nhật và các ngày lễ, ô tô hoàn toàn bị cấm lưu thông trên những tuyến đường chính và người đi xe đạp được ưu tiên. Theo ước tính, khoảng 2 triệu người đổ về Bogotá vào các ngày chủ nhật.
6. Buenos Aires, Argentina
Buenos Aires là tỉnh lớn nhất và đông nhất của Argentina, cấm xe hoàn toàn từ năm 1971.
Du khách tới thăm quan thành phố sẽ được thưởng thức các món ăn đặc biệt, chiêm ngưỡng những buổi diễu hành đường phố và mua sắm hàng hóa.
7. Barri Gotíc, Barcelona
Gotíc Barri – một khu phố cổ của Barcelona, với những lối đi hẹp quanh co, một quảng trường rộng, những nhà thờ cổ huyền bí, hệ thống nhà hàng và quán cà phê xung quanh đón chào du khách thăm quan.
8. Montreal, Canada
Hệ thống tàu điện ngầm, các tòa nhà và công trình dưới lòng đất được xây dựng từ những năm 1960, đã giúp cư dân tại Montreal thoát khỏi cái giá lạnh của thời tiết nơi đây, cũng như tránh được tình trạng tắt nghẽn, ngột ngạt khói bụi, mùi xăng xe trên mặt đất.
9. Zurich, Thụy Sĩ
Thụy Sĩ nổi tiếng khắp thế giới với những chiếc đồng hồ đắt giá và mạng lưới ngân hàng uy tín. Trung tâm Zurich tràn ngập các hội trường bán bia, nhà hàng, các cửa hàng thiết kế.
Ô tô bị cấm hoạt động trên nhiều con đường trong đó có đại lộ Bahnhofstrasse. Không bị tiếng ồn và khói bụi ô tô quấy rầy, du khách tới Zurich có thể thư thái tản bộ, đi mua sắm và uống cà phê.
10. Melbourne, Australia
Melbourne nổi tiếng là thành phố dành cho người đi bộ. Những con đường nhỏ và hẹp xung quanh thành phố được các nhà quy hoạch biến thành khu mua sắm, cửa hàng bán hoa, cửa hàng sách, nhà hàng ăn uống và quán cà phê, dành riêng cho người đi bộ. Giao thông đi lại chủ yếu của người dân Melbourne là hệ thống xe điện.
11. Freiburg, Đức
Những người tới thăm Freiburg có thể dễ dàng tìm thấy các trạm giao thông công cộng tại đây.
Trong Thế chiến thứ hai, Freiburg đã bị tàn phá nặng nề. Tuy nhiên trong quá trình tái thiết sau chiến tranh, các nhà lập pháp đã đề ra những tiêu chuẩn sử dụng năng lượng, kết hợp giữa nhiệt, điện và năng lượng mặt trời để giảm nhu cầu sản xuất điện của Đức.
Vauban là một khu phố mới với 5.000 dân cư sinh sống được chọn là khu phố không khói xe tại Đức.
Đi bộ hoặc sử dụng xe đạp để di chuyển là điều dễ thấy tại Vauban bởi phần lớn dân cư sinh sống tại đây đều thuộc tầng lớp trung lưu với 2/3 người dân không có ô tô riêng. Những khu phố cho phép ô tô lưu thông, thì hạn chế tốc độ tối đa dưới 30km/h.
12. Curitiba, Brazil
Curitiba thuộc miền nam Brazil, là một trong những thành phố xanh nhất trên thế giới, với 16 công viên, 14 khu rừng và hơn 1.000 khu vực nhỏ chuyên trồng cây và thảm thực vật.
Trung tâm thành phố hoàn toàn cấm xe ô tô và phương tiện vận chuyển chủ yếu trong thành phố là hệ thống xe bus siêu nhanh. Ngoài hệ thống xe bus dày đặc, thành phố còn đặc biệt phát triển mạng lưới giao thông dưới lòng đất.
Mặc dù được đánh giá là một thành phố giàu có với tỷ lệ người sở hữu ô tô riêng cao nhất tại Brazil, nhưng số người sử dụng giao thông công cộng tại Curitiba lại chiếm tới 70%.
(theo eva)