ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đừng hái dù chỉ là một chiếc lá cây từ đảo Dấu
Thursday, December 1, 2011 6:49
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tương truyền, người trông coi đảo Dấu là thần Nam Hải linh thiêng. Ngài đã trông coi nơi đây đến mức một chiếc lá cây cũng không bị mất nên giờ đảo vẫn giữ được vẻ hoang sơ.

Nam Hải Thần Vương là một vị tướng thời Trần. Theo truyền thuyết, sau một trận thủy chiến đánh tan giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, người dân thấy một tử thi cụt đầu trôi vào đảo. Nhìn quần áo của ngài, biết là tướng nhà Trần tử trận, bà con bèn đắp mộ, rồi lập đền thờ.
 
Tương truyền thần Nam Hải rất linh thiêng, nếu ai dám lấy đi bất cứ thứ gì trên đảo, kể cả một lá cây, sẽ bị ngài phạt, phải đem trả lại mới yên. Chính vì lẽ đó, trải qua hàng trăm năm, đảo Hòn Dấu vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ kỳ vĩ.
 

Dưới một đoạn rễ của cây đa cổ thụ, một chiếc lá cũng không mất đi khỏi đảo.
 
Đến đời hậu Lê, nhà vua kinh lý Đồ Sơn, nghỉ đêm trên đảo, nằm mơ thấy một ông già tóc bạc xưng là thần đảo. Tỉnh dậy, vua phán: Nếu là thần linh thì hãy ứng báo. Dứt lời, một con cá to nhảy lên thuyền rồng. Thấy nghiệm, vua phong cho ngài là “Lão đảo đại thần vương”. Đền của ngài có duệ hiệu là Nam hải Đại thần vương, còn dân vạn chài gọi ngài là cụ.
 
Đa cổ thụ có mặt nhiều nơi trên mảnh đất Việt Nam, nhưng nếu có cây đa gốc, dễ trải dài đến hàng kilomet thì chỉ có ở đảo Dấu. Chưa có đoàn khách nào có thể thử đo chiều rộng của gốc đa, chỉ biết gốc đa đi mãi vẫn còn thấy gốc, rễ cắm xuống đất.
 
Đường lên thăm quan ngọn Hải Đăng được bao trùm bởi những
 gốc đa và rừng cây um tùm.

 


Rừng nguyên sinh.

 
Đảo Dấu còn có ngọn hải đăng được xây từ năm 1892. Ngọn hải đăng ở đây đã trải qua hơn 100 năm chịu sự bào mòn của thời gian và biển cả, hứng 100 trận đạn bom trút như mưa xuống đảo trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Hải đăng Hòn Dấu cách mặt biển 128m, chiếu vào biển đêm dòng ánh sáng xa 22 hải lý (40km).
 
Xưa nay, xây ngọn hải đăng ở đâu cũng là một cuộc so tài quyết liệt giữa trí tuệ và sức mạnh tự nhiên hung bạo. Bởi chính ở những chỗ nguy hiểm nhất, mới cần đến sự tồn tại của nó. Những câu chuyện ly kỳ của ngọn hải đăng cũng rất hấp dẫn du khách đến nơi đây. Người trông hải đăng không được rời bỏ đảo đèn, kể cả khi sinh mạng họ bị treo trên đầu ngọn sóng. Đúng giờ ngọn đèn phải sáng!
 
Công việc của họ cả ngày chỉ là bật, tắt đèn đúng giờ. Nhàm chán đến … khốn khổ nhưng họ phải tuân theo quy luật đó. Đảo không có dân sống, mọi thứ lặng lẽ đến ghê người.
 

Một góc quang cảnh ở khu ngọn hải đăng.
 
Đi đảo Dấu vất vả, vất vả từ lúc trèo lên cano để ra đảo. Những trận sóng chồm lên, chồm xuống dễ làm nản lòng những ai thần kinh yếu. Khi ra đến đảo, cái vẻ tịch mịch, yên tĩnh làm cho con người cảm giác như trở về thời mấy trăm năm trước.
 
Thường mọi người đến đảo Dáu vào mùa lễ hội tháng 2 âm lịch. Nhưng vẫn có những người thích khám phá vẻ hoang sơ, thần bí của đảo đến đây vào những ngày thường. Hoặc ai đó muốn tâm hồn thư thái, trốn cảnh ồn ào của phố xá, cuộc sống bon chen đến đảo Dáu nương mình cũng là một ý kiến hay.

 

(Theo afamily)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.