ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sắp có hiện tượng `Mặt trăng máu’ vào ngày 10/12
Thursday, December 1, 2011 13:10
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Những người yêu thiên văn Việt Nam sẽ được chứng kiến 51 phút Nguyệt thực toàn phần và chiêm ngưỡng màu vàng của Mặt Trăng lúc này sẽ biến thành màu đỏ đen hoặc đỏ đồng.

Sắp có hiện tượng `Mặt trăng máu’ vào ngày 10/12 - Tin180.com (Ảnh 1)

Sắp có thêm một “Mặt trăng máu” trong năm (Nguyệt thực chụp ngày 16/6/2011).

Vào tối thứ 7 ngày 10/12, người dân Việt Nam cùng cư dân của một số vùng trên thế giới sẽ có cơ hội quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần trong khoảng thời gian 51 phút. Những nơi sẽ quan sát được nguyệt thực bao gồm Alaska (Mỹ), bắc Canada, và Đông Á và Trung Á, Australia, New Zealand. Vùng quan sát tốt nhất là Trung và Đông Á, trong đó có Việt Nam.

Sắp có hiện tượng `Mặt trăng máu’ vào ngày 10/12 - Tin180.com (Ảnh 2)

Thời gian diễn ra nguyệt thực toàn phần.

Sắp có hiện tượng `Mặt trăng máu’ vào ngày 10/12 - Tin180.com (Ảnh 3)

Vùng quan sát được nguyệt thực toàn phần ngày 10/12/2011.

Ở nước ta, theo các tính toán của NASA thì Nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu từ lúc 18h33. Tuy nhiên, Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 21h06 khi toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Đến 21h33, mặt trăng nhuốm màu đỏ sậm nhất cũng là khi Nguyệt thực toàn phần đạt cực và hiện tượng này sẽ kết thúc vào lúc 23h18.

Năm nay khá đặc biệt vì có đến 2 lần nguyệt thực toàn phần quan sát được ở Việt Nam. Lần đầu vào rạng sáng ngày 16/6/2011, là một trong những nguyệt thực toàn phần dài kỉ lục của thế kỉ 21. Lần nguyệt thực vào đêm 10/12/2011 này, tuy chỉ kéo dài có 51 phút như lại rất thuận lợi cho quan sát vì diễn ra trước lúc nửa đêm. Càng đặc biệt hơn bởi đến năm 2014 nguyệt thực toàn phần mới xuất hiện trở lại.

Khi quan sát nguyệt thực, người xem hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần thiết bị bảo vệ mắt nào. Tuy nhiên, quan sát nguyệt thực sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của Mặt Trăng.

Bên cạnh đó, tháng 12/2011 cũng là cực điểm trận mưa sao băng Geminids được dự đoán vào khoảng 20h tối ngày 14/12 theo giờ VN, với tần suất sao băng có thể tới 120 sao băng/giờ trong điều kiện quan sát tối ưu. Tuy năm nay thời gian diễn ra cực điểm có ánh trăng sáng sẽ làm giảm rất nhiều số sao băng thấy được, nhưng nếu chọn thời điểm quan sát thích hợp trong khoảng từ ngày 6-19/12 từ sau nửa đêm (nhất là rạng sáng 14 và 15/12) người xem hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng được khá nhiều sao băng bởi các nhà khoa học cho rằng trận mưa sao băng này đang gia tăng cường độ theo năm.

[youtube x8Vs5-L6vu4]
Clip Nguyệt thực toàn phần và mưa sao băng Geminids diễn ra sắp tới.

Tại sao Mặt trăng lại chuyển sang màu ửng đỏ mà không phải là tối đen khi nguyệt thực toàn phần?

Điều này được giải thích vì ngay cả khi Trái đất chặn các tia từ Mặt trời, thì ánh sáng Mặt trời vẫn rẽ ra xung quanh rìa của Trái đất, và ánh sáng này được phản chiếu lên trên Mặt trăng.

Ánh sáng từ Mặt Trời có thành phần bao gồm đủ các màu với các bước sóng khác nhau. Khi ánh sáng Mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất, do hiện tượng tán xạ các bước sóng ngắn như màu xanh, tím .. sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng có màu về phía đỏ, có bước sóng ánh sáng dài là có khả năng xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất. Đồng thời bầu khí quyển Trái Đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua vùng này. Do đó ta thấy Mặt Trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực.

Mặt trăng sẽ thay đổi những sắc thái khác nhau trong suốt các giai đoạn diễn ra của Nguyệt thực, bắt đầu từ màu xám đen tới màu đỏ đồng có thể cả màu hổ phách. Độ rực rỡ của màu đỏ này có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi mật độ bụi, và hơi nước của bầu khi quyển Trái Đất vào thời điểm diễn ra Nguyệt Thực.

Tào Nga
Theo Bưu Điện Việt Nam

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.