Nói tóm lại, chỉ có hành tinh nào tương tự như Trái Đất mới có thể chứa đồng thời cả ba yếu tố trên.
Nếu một hành tinh gần với ngôi sao của nó hơn khoảng cách từ trái đất tới hành tinh đó (giả sử ngôi sao đó có kích cỡ bằng mặt trời của chúng ta), tất cả lượng nước trên bề mặt hành tinh sẽ bốc hơi vì nhiệt độ cao. Nếu nó quá xa, tất cả lượng nước trên bề mặt sẽ bị đóng băng. Tương tự, hành tinh lớn hơn trái đất sẽ chứa quá nhiều khí và không có một bề mặt vững chãi để tạo thành đại dương trong khi các hành tinh nhỏ hơn sẽ không có đủ trọng lực để có thể tự hình thành một hành tinh tương tự như trái đất. Thêm vào đó, sau nghiên cứu “các hành tinh triển vọng” có thể tồn tại sự sống người ngoài hành tinh, chỉ có “một trái đất lạ” duy nhất đó là Holy Grail.
Theo một thông báo mới đây hôm 20/12 trong tạp chí Thiên nhiên, một đội các nhà nghiên cứu các dữ liệu thu thập được từ đài quan sát Kepler của NASA đã thông báo về việc tìm ra một hành tinh có thể có sự sống, hay một hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời của chúng ta có kích cỡ tương tự như trái đất. Một thế giới khác với cái tên Kepler-20e và 20f bay xung quanh quỹ đạo của một ngôi sao với cái tên Kepler-20 cách trái đất 950 năm ánh sáng và có đường kính lần lượt bằng 0,87 và 1,03 lần trái đất.
Với một kích cỡ như vậy, trọng lực của hành tinh sẽ đủ mạnh để khiến nó đủ rắn như Trái Đất thay vì chứa một khối khí khổng lồ như sao Mộc. Guillermo Torres, một thành viên của đội Kepler có trụ sở trung tâm nghiên cứu Vật lí học thiên thể Smithsonian, Harvard cho biết: “Theo các giả thuyết mới, các vật liệu bên trong hành tinh này có thể là sắt tại lõi trung tâm và được bao bọc bởi một lớp sillicat”. Nếu nó là sự thật các hành tinh này lần lượt sẽ có khối lượng gấp 1,7 và 3 lần Trái Đất.
Về mặt cơ bản các hành tinh này có kích cỡ tương tự Trái Đất nhưng liệu nó có thể duy trì sự sống? Khả năng điều này xảy ra không lớn. Torres đã trả lời phỏng vấn trên Life’s Little Mysterious: “Khí hậu ở đây quá nóng để có thể tạo nên hệ sinh thái”. Cả Kepler-20e và Kepler-20f có quỹ đạo vô cùng gần với ngôi sao của chúng, với một năm chỉ bao gồm 6 ngày và 20 ngày. Torres cho biết: “Với hành tinh ở gần ngôi sao hơn, nhiệt độ của nó lên đến 1.000 độ C (1.800 độ F), và với hành tinh xa hơn thì nhiệt độ ở khoảng 700 độ C (1.300 độ F)”.
Tuy nhiên, với nhiệt độ này thì nước ở thể lỏng khó có thể tồn tại. Bên cạnh đó, không có bất cứ một đại dương lớn nào, cũng như không hề có các bằng chứng nguyên thủy về sự tồn tại của nước trên cả hai hành tinh này, ta có thể kết luận gần như không có bất kì dạng sự sống nào, theo ý kiến của các nhà khoa học.
Mặt khác, liệu có chăng một dạng thực thể sống mà không cần đến nước nào tồn tại trên Kepler-20e và 20f? Torres nói rằng ông gặp phải câu hỏi này khá nhiều lần: “Tại sao chúng ta lại nghĩ sự sống trên đó phải giống như tại Trái Đất của chúng ta? Bởi vì chúng ta không có một bằng chứng nào cho một sự sống nào khác vì thế chúng ta phải bắt đầu từ những gì chúng ta biết rõ. Nếu điều này xảy ra, thực sự nó khá kỳ lạ”.
Hai tuần trước, đội Kepler đã thông báo về việc khám phá ra một hành tinh khác gần như có thể tồn tại một hệ sinh thái nhưng vẫn chưa thể nói vì một số lý do khác nhau. Dave Charbonneau, một thành viên khác của đội nghiên cứu Kepler có trụ sở tại Cfa của Harvard đã nói: “Chúng tôi đã khám phá về Kepler -22b – một hành tinh có nhiệt độ thích hợp cho sự sống, tuy nhiên hành tinh này có kích thước quá lớn. Bên cạnh đó, còn một hành tinh nữa với kích cỡ tương tự Trái Đất nhưng lại quá nóng để có thể tồn tại sự sống” – Ông kết luận: “Điều chúng ta phải làm tiếp theo là tìm một hành tinh hội tụ tất cả các ưu điểm: Kích cỡ tương tự Trái Đất và có nhiệt độ thích hợp, đó chính là điều quan trọng nhất”.