Và để ngăn chặn ngày tận thế, các nhà khoa học đã gợi ý dùng sơn hoặc súng cỡ lớn để chống lại thiên thạch.
Phần khó khăn nhất của các kế hoạch trên là nhân loại không còn đủ thời gian để chế tạo tàu vũ trụ phục vụ cho mục đích ngăn chặn thiên thạch.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
|
Dự kiến thiên thạch sẽ tiếp cận gần nhất với Trái Đất vào ngày 15.2.2013, khi khoảng cách giữa hai bên nằm dưới 27.000km. Khoảng cách này còn nhỏ hơn một vệ tinh địa tĩnh vẫn chụp ảnh Trái Đất phục vụ phần mềm Google Maps.
Giới chuyên gia vẫn tin rằng, nhân loại cần tới một con tàu vũ trụ, có thể bắn nát viên thiên thạch hoặc đơn giản là đâm thẳng vào thiên thạch, khiến nó vỡ thành nhiều mảnh hoặc đảo hướng đi khỏi Trái Đất.
Chuyên gia NASA David Dunham nói: “Chúng ta có thể sơn nó.”
Việc sơn sẽ ảnh hưởng khả năng phản chiếu ánh Mặt Trời của thiên thạch, thay đổi nhiệt độ và vì thế sẽ thay đổi vòng quay của thiên thạch.
Thiên thạch có thể đi chệch hướng, nhưng như thế sẽ chỉ nó trở nên nguy hiểm hơn khi quay trở lại Trái Đất vào năm 2056, theo nhận xét của Aleksandr Devaytkin, lãnh đạo đài quan sát thiên văn Pulkovo của Nga.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là việc chế tạo một tàu vũ trụ để đương đầu với 2012 DA14 sẽ phải mất ít nhất hai năm.
Thiên thạch này đã bay lòng vòng trong quỹ đạo Trái Đất trong ba năm trời, cắt qua đường di chuyển của Trái Đất vài lần.
Song chuyên gia không gian Sergey Naroenkov từ Viện Hàn lâm Khoa học Nga nói rằng, chẳng ai phát hiện ra được nó. Dường như việc nhận thấy hiểm nguy trong không gian vẫn là lĩnh vực con người chưa có sự kiểm soát và một hệ thống phòng vệ trước thiên thạch vẫn chỉ là chuyện khoa học viễn tưởng. Tuy vậy, việc Trái Đất gặp gỡ 2012 DA14 chưa chắc đã mang tới sự hủy diệt.
Chuyên gia Dunham nói: “Thiên thạch có thể sẽ vỡ thành nhiều phần khi đi vào bầu khí quyển. Trong trường hợp này, phần lớn các mảnh vỡ sẽ không bao giờ tới được bề mặt Trái Đất.”
Nhưng nếu cả thiên thạch không vỡ và đâm xuống Trái Đất, vụ nổ sẽ mạnh tương đương như sự kiện Tunguska, vốn xảy ra hồi năm 1908 và đã thổi bay một khu vực rộng tới 2.150km2, tức bằng với diện tích Luxembourg.
Hiện điểm rơi của thiên thạch vẫn chưa được xác định.